10 động tác xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm kèm video chi tiết

Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 2 10/06/2024

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị chèn ép hoặc rách ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các dây thần kinh gây ra các triệu chứng đau đớn, tê bì, yếu cơ. Đây là căn bệnh phổ biến đi kèm theo những cơn đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. 

Bên cạnh những bài thuốc Đông y, xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh giảm nhanh các cơn đau. Trong bài viết dưới đây, Bảo Đại Đường sẽ hướng dẫn bạn 10 động tác xoa bóp hiệu quả.

1. Động tác vuốt

Động tác vuốt giúp kích thích các thụ thể cảm giác dưới da, giải phóng endorphin - chất giảm đau tự nhiên của cơ thể. Mà chất này giúp thư giãn cơ bắp, giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu đến các cơ bắp, từ đó giảm đau nhức và mỏi cơ. Đối với các trường hợp thoát vị đĩa đệm, người thực hiện phải vuốt nhẹ nhàng, tránh tác động trực tiếp lên vị trí thoát vị.

  • Người thực hiện thoa tinh dầu massage đều lên lòng bàn tay, người bệnh thì nằm úp sấp xuống đệm hoặc giường.

  • Người thực hiện đè tay từ vùng thắt lưng, sau đó vuốt ngược từ dưới lên trên đến vị trí L1 và L2. 

  • Khi vuốt, bạn không nên sử dụng lực quá mạnh hay quá nhẹ, lòng bàn tay mở, tác động lực vào phần mu trong lòng bàn tay. 

  • Lặp đi lặp lại động tác vuốt trong khoảng 2 đến 3 phút.

xoa-bop-chua-thoat-vi-dia-dem-Bao-Dai-Duong-3

Dùng lòng bàn tay vuốt dọc từ thắt lưng lên trên

Đọc thêm: Hiểu đúng về phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

2. Động tác xoa 

Động tác xoa là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện tại nhà cho người bị thoát vị đĩa đệm. Xoa bóp giúp giãn cơ, tăng cường tính linh hoạt của cột sống và cải thiện khả năng vận động, giảm các cơn đau vì thoát vị đĩa đệm. 

  • Người thực hiện xòe rộng hai lòng bàn tay, cổ tay thả lỏng thoải mái nhất.

  • Hai tay đặt trên lưng người bệnh, sau đó xoa dần dần theo hình xoắn ốc từ dưới thắt lưng lên trên.

  • Xoa với lực vừa phải dọc theo cột sống, hạn chế mở rộng sau hai bên bụng, duy trì động tác trong 2 đến 3 phút.

3. Động tác miết cơ

Động tác miết cơ là một kỹ thuật xoa bóp mà người thực hiện sẽ sử dụng lực ấn và di chuyển ngón tay dọc cơ bắp theo một hướng nhất định. Miết cơ tác động vào vùng cơ trên vị trí đau nhức, tăng cường lưu thông máu đến các khu vực bị tắc nghẽn và giảm đau, thúc đẩy quá trình phục hồi. Kỹ thuật này cũng giúp giải phóng axit lactic và các chất thải khác tích tụ trong cơ bắp.

  • Dồn lực và sử dụng 2 ngón tay cái miết dọc theo 2 bó cơ cạnh cột sống lưng, đưa tay từ dưới thắt lưng lên trên.

  • Sau khi miết dọc bó cơ khoảng 3 đến 4 lần ở hai bên, người thực hiện tiếp tục miết theo ngang bó cơ.

  • Thực hiện liên tục trong 3 đến 4 phút. Nếu ngón tay bị mỏi, bạn có thể sử dụng vùng mu lòng bàn tay để thay thế.

xoa-bop-chua-thoat-vi-dia-dem-Bao-Dai-Duong-1

Dồn lực vào ngón tay miết dọc theo bó cơ 2 bên cột sống

4. Động tác vặn cơ 

Vặn cơ cách xoa bóp cho người bị thoát vị đĩa đệm tập trung vào phần cơ ở thắt lưng bị nhức mỏi, tê bì. Khi thực hiện các động tác vặn cơ nhẹ nhàng, các cơ bắp xung quanh cột sống được kéo giãn, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm co thắt cơ và giảm đau hiệu quả. 

  • Người thực hiện nên đứng hoặc ngồi ngay bên cạnh của người bệnh khi đã nằm xuống.

  • Dùng cả lòng bàn tay nắm phần bó cơ cạnh thắt lưng của người bệnh, nhưng khi vặn chỉ dùng lực ở các ngón tay.

  • Dùng ngón tay vặn theo đường Ziczac lần lượt từ phía thắt lưng lên trên, người thực hiện phải dùng lực đều tay.

  • Mỗi bên bó cơ thực hiện khoảng 2 phút, sau đó đổi bên và lặp lại động tác vừa rồi.

xoa-bop-chua-thoat-vi-dia-dem-Bao-Dai-Duong-2

Động tác vặn cơ

5. Động tác lăn

Khi lăn, các cơ dọc theo cột sống được kéo giãn nhẹ nhàng, giúp giải phóng chất dịch chèn ép lên các dây thần kinh, từ đó giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Thoát vị đĩa đệm thường dẫn đến tình trạng co thắt cơ ở vùng lưng và hông. Động tác lăn giúp kéo giãn các cơ này, làm giảm co thắt và cải thiện tính linh hoạt của cột sống.

  • Động tác lăn cho người thoát vị đĩa đệm có 2 loại, đó là lăn theo chiều ngang và lăn theo chiều dọc. 

  • Người thực hiện vẫn giữ nguyên tư thế ngồi, lực tập trung vào 2 ngón tay cái, các ngón tay còn lại ôm sát vào phần bó cơ. 

  • Lăn ngang: Hai ngón tay cái dùng lực vừa phải đẩy từ phía thắt lưng ra bên ngoài theo hướng đối diện người thực hiện. Thực hiện tương tự với phần bó cơ còn lại, duy trì trong 2 phút.

  • Lăn dọc: Tác động lực vào phần mu ở lưng bàn tay, phần cổ tay của người thực hiện thả lỏng. Nắm hờ bàn tay, sau đó thao tác nhanh để lăn từ dưới lên trên dọc theo 2 bên cột sống người bệnh.

6. Động tác day

Day cũng là một cách xoa bóp thoát vị đĩa đệm giúp các cơ cứng ở vùng thắt lưng được thả lỏng. Người thực hiện có thể làm theo những bước như sau:

  • Người thực hiện dồn lực vào 2 mu ở lòng bàn tay, sau đó áp vào phần lưng của người bệnh.

  • Day dần dần theo hình xoắn ốc từ dưới thắt lưng lên trên lưng với lực từ yếu đến mạnh. Trong thời gian này, người thực hiện hãy hỏi cảm giác của bệnh nhân để điều chỉnh lực trên tay.

  • Thực hiện mát xa cho người thoát vị đĩa đệm bằng động tác day liên tục trong vòng 2 phút.

7. Động tác dần

Dùng động tác dần để xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp kéo giãn cơ bắp ở vùng thắt lưng. 

  • Người thực hiện giữ nguyên vị trí đứng hoặc vị trí ngồi, sau đó thả lỏng cổ tay, dồn lực vào mu bàn tay và các ngón tay dần trên lưng người bệnh. 

  • Liên tục di chuyển từ vùng thắt lưng lên trên rồi lại di chuyển xuống dưới, thao tác nhanh và giữ lực đều.

  • Thực hiện liên tục trong vòng 2 phút rồi dừng lại.

xoa-bop-chua-thoat-vi-dia-dem-Bao-Dai-Duong-4

Dồn lực vào mu bàn tay và các ngón tay để dần trên lưng

Có thể bạn quan tâm: Sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

8. Động tác đấm

Động tác đấm được xem là một bài tập đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có thể kể đến khả năng hỗ trợ giảm thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên khi thực hiện, bạn phải điều chỉnh mức độ và lực độ để bệnh nhân thích nghi, không dùng lực quá mạnh. Về mặt lý thuyết, động tác đấm giúp giảm đau và thả lỏng cơ bắp hiệu quả.

  • Người thực hiện nắm hờ hai lòng bàn tay, phần cổ tay thả lỏng.

  • Thực hiện động tác đấm trên vùng lưng của người bệnh, dùng lực nhẹ đến vừa và nên hỏi ý kiến người bệnh.

  • Đấm đều từ thắt lưng lên rồi lại xuống, mở rộng diện tích ra xung quanh vùng cột sống.

9. Động tác vỗ 

Tương tự các động tác xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm, vỗ cùng tác dụng lực nhưng nhẹ hơn và trên diện tích lớn hơn. 

  • Người thực hiện chụm bàn tay, phần mu bàn tay nhô lên, sau đó úp xuống lưng người bệnh. 

  • Giữ nguyên tư thế rồi liên tục dùng lực vừa phải để vỗ xuống lưng người bệnh từ dưới thắt lưng lên, sau đó từ trên xuống.

xoa-bop-chua-thoat-vi-dia-dem-Bao-Dai-Duong-5

Động tác úp tay và vỗ trên lưng

10. Động tác kéo dãn bằng tay 

Động tác kéo dãn bằng tay là động tác chốt hạ sau khi xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm cho người bệnh. Động tác kéo dãn bằng tay chữ X tác động nhẹ nhàng lên cột sống, giúp giải phóng căng cơ và thả lỏng vùng thắt lưng.

  • Người thực hiện đứng lên, sau đó đan hai cánh tay thành hình chữ X đặt trên lưng người bệnh.

  • Giữ cố định 1 tay, tay còn lại miết dọc theo chiều các ngón tay rồi thực hiện lần lượt ở 2 bó cơ 2 bên cột sống.

  • Người thực hiện cũng có thể đan 2 bàn tay lại với nhau, rồi dùng lực ở cổ tay để đẩy 2 phần mu ở lòng bàn tay ra hai bên. 

Qua bài viết trên đây, người bệnh đã được tìm hiểu về những động tác xoa bóp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, xác định tình trạng bệnh và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ tại Bảo Đại Đường qua số 0842211348 nhé!