CÁC BỆNH CẦN LƯU Ý KHI MÙA THU TỚI

Bảo Đại Đường Support
Th 5 05/10/2023

CÁC BỆNH CẦN LƯU Ý KHI MÙA THU TỚI


Mùa thu được coi là thời điểm thời tiết có nhiều thay đổi, thậm chí là giao thoa giữa mùa hè và mùa đông. Chính vì vậy, vào mùa thu, nhiệt độ ngày và đêm có thể thất thường, biến động lớn. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bạn có thể mắc nhiều bệnh nếu không biết cách chăm sóc tốt cho sức khỏe.

đau họng viêm họng

 1.  Viêm họng/Đau họng

Vào mùa thu, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác, vì vậy bạn rất dễ bị cảm lạnh. Hơn nữa, vào mùa thu, sự thay đổi nhiệt độ, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô kết hợp với gió mạnh có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Chỉ cần một chút lơ là trong việc chăm sóc sức khỏe là sức đề kháng của bạn đã có thể giảm xuống khiến cho khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là viêm, đau họng.

Các triệu chứng khi bị viêm họng có thể bao gồm: Ho, có thể kèm theo ho có đờm, đau họng, rát họng, nôn, buồn nôn. Vấn đề bên ngoài: Sưng nề các hạch quanh vùng cổ, vùng mặt,..

Để đề phòng bệnh phát triển, bạn hãy chuẩn bị sẵn các phương pháp dự phòng như các loại thảo dược, các loại siro ho hay một số loại thực phẩm hỗ trợ (VD: mật ong,…) trong nhà để dùng sớm khi chớm đau họng.

 

viêm mũi viêm xoang

2.  Viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang

Giống như mùa xuân, mùa thu là thời điểm mà con người dễ gặp phải các bệnh hay các triệu chứng về hô hấp hơn hẳn mùa hè và mùa đông. Thời tiết, độ ẩm thay đổi đột ngột, môi trường ô nhiễm khói bụi chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường hô hấp trên. Các triệu chứng thường dễ gặp phải bao gồm: Chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi do phù nề cuống mũi, chảy nước mắt, ho do kích ứng hầu họng,...

Bạn cần giữ cho nhà cửa sạch sẽ, giữ độ ẩm trong nhà ở mức thích hợp (mức độ ẩm hợp lý nằm trong khoảng từ 60-75%) để hạn chế ẩm thấp, nấm mốc, vi khuẩn và các yếu tố có thể gây dị ứng phát triển (Tip để giảm độ ẩm không khí trong phòng là bật điều hoà ở chế độ Dry/hút ẩm/làm khô).

Khi đi ra bên ngoài bạn nên đeo khẩu trang để bảo vệ mũi họng và đường hô hấp trên.

Dùng Nhỏ Tai Mũi BS Đống liều dự phòng cũng là một cách để phòng bệnh, tuy nhiên bạn nên tham khảo Bác sĩ tư vấn về liều và cách dùng nhé.

 

Liệt dây thần kinh số 7

3.  Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Vào các thời điểm chuyển mùa, trời lạnh, đa số ca liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gia tăng. Căn bệnh này không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân như:

  • Bị nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió.

  • Bị viêm tai giữa, viêm mũi họng dài ngày không điều trị dứt điểm được.

  • Bệnh nhân bị chấn thương vùng thái dương, xương chũm.

  • Do bệnh lý ở nền sọ, tiểu đường, xơ vữa động mạch, cao huyết áp,..

  • Người có sức khỏe suy yếu, mang thai, thường xuyên căng thẳng, thức khuya, dậy quá sớm, hay uống bia rượu,…

Người bị liệt dây thần kinh số VII thường có những biểu hiện sau:

  • Tuyến lệ hoạt động kém, mí mắt sụp, khô mắt, mắt không thể nháy hoặc nhắm mắt bình thường được.

  • Một bên miệng khó hoặc không mỉm cười được, không khép lại được, chảy dãi.

  • Miệng bị kéo lệch về bên lành.

  • Nhạy cảm với âm thanh.

  • Khả năng nói bị hạn chế, không nói được, miệng méo, khó ăn và uống nước hay bị trào ra ngoài.

Phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể được điều trị khỏi sau khoảng 3 tuần. Đối với liệt VII ngoại biên, Y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bởi phương pháp an toàn, hiệu quả cao mà không cần thiết phải can thiệp ngoại khoa. 


Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Bảo Đại Đường

Chuyên điều trị Tai mũi họng, cơ xương khớp, vô sinh hiếm muộn và các bệnh mãn tính

  • Địa chỉ: 148, ngõ 91, Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội

  • Hotline: 084.22.11.348 - 084.23.11.348

Viết bình luận của bạn