Thuốc thang dạng sắc: Kỹ thuật sắc, hiệu quả và cách dùng đúng trong y học cổ truyền.

Nguyễn Bá Hào
Th 3 23/04/2024

Việt nam là đất nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa với tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc và nguồn dược liệu phong phú từ thiên nhiên. Cùng với truyền thống y học cổ truyền lâu đời kết tinh từ hàng ngàn năm, với việc sử dụng các phương pháp phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã đem lại hiệu quả to lớn trong việc phòng bệnh, điều trị, cải thiện và nâng cao sức khoẻ của người dân. Một trong các phương pháp sử dụng thuốc hiệu quả được các thầy thuốc phổ biến và áp dụng rộng rãi đó là “THUỐC SẮC”, thông qua bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về giá trị của thuốc sắc và cách sắc thuốc hiệu quả.

Hệ thống sắc thuốc tiên tiến hiện đại của Bảo Đại Đường

1. Giá trị của thuốc sắc trong y học cổ truyền

Thuốc thang dạng sắc là một trong các dạng thuốc uống có tác dụng tốt nhất trong các cách dùng thuốc của y học cổ truyền vì trong quá trình sắc thuốc các tinh chất của dược liệu tan vào trong nước dưới tác dụng của nhiệt, chúng được thôi ra nhiều hơn nhờ đó thu được hàm lượng dược chất cao hơn đem lại công dụng tốt cho quá trình sử dụng thuốc của người bệnh.

2. Kỹ thuật sắc thuốc và cách uống thuốc hiệu quả trong y học cổ truyền.

2.1) Kỹ thuật sắc thuốc:

- Sắc nhanh: Đổ nước vừa đủ ngập dược liệu, đun ở nhiệt độ cao, sôi 10 phút, sắc 01 lần. Cách sắc này thường áp dụng với thuốc giải cảm, thuốc chứa tinh dầu.

- Sắc chậm: Thường áp dụng các loại thuốc bổ, sắc 03 lần.

  • Lần 1: Đổ nước ngập dược liệu khoảng 5cm, đun ở nhiệt độ thấp, giữ cho thuốc sôi đều, đến khi cạn còn 200ml thì đổ ra.
  • Lần 2: Đổ thêm lượng nước sấp xỉ dược liệu, tiếp tục đun ở nhiệt độ thấp sôi âm ỉ tới khi còn 200ml thì đổ ra.
  • Lần 3: Đổ lượng thuốc đã sắc của lần 1 và lần 2 với nhau, rồi cô lại còn khoảng 200 – 250ml chia đều liều cho người bệnh uống ngày 02- 03 lần.

2.2) Cách uống thuốc:

- Thuốc bổ: Uống lúc đói để thuốc hấp thu tốt và nhanh.

- Thuốc kích thích tiêu hóa, kích ứng niêm mạc dạ dày: Uống sau bữa ăn.

- Thuốc giải cảm, gải độc, hoạt huyết: Uống lúc còn nóng

- Các điều không làm khi dung thuốc sắc y học cổ truyền:

- Không ăn thức ăn sống, tanh, lạnh gây ảnh hưởng đến tỳ vị làm giảm công năng hấp thu và chuyển hóa của thuốc.

- Khi dung thuốc bổ nên kiêng các loại thức ăn có tính chất lợi tiểu mạnh sẽ làm giảm sự hấp thu thuốc.

- Khi dung thuốc giải cảm: Kiêng ăn đồ chua, mặn.

- Thuốc chữa dạ dày, gan mật: Kiêng đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ.

- Không uống cùng các loại làm hạn chế tác dụng của thuốc: Đồ uống có ga, rượu bia, sữa,…

3. Các phương pháp sắc thuốc và ưu nhược điểm của mỗi phương pháp:

3.1) Sắc truyền thống:

- Ưu điểm:

  • Được đại bộ phận dân chúng biết đến, cách làm đơn giản, chi phí rẻ.
  • Có thể tự sắc tại nhà theo từng ngày.

- Nhược điểm:

  • Mất nhiều thời gian cho việc sắc thuốc, phiền hà trong việc rửa thuốc, bảo quản thuốc khi mang thuốc về.
  • Phải dùng lửa để sắc, phải theo dõi sát trong thời gian sắc để điều chỉnh lửa cho phù hợp tránh trào thuốc, cháy thuốc làm hỏng dược liệu.
  • Không kiểm soát được chất lượng và tính ổn định của thuốc sắc theo từng ngày uống.
  • Ấm sắc thuốc dễ bay hơi trong quá trình sắc làm giảm mất hoạt chất trong thuốc.

3.2) Sắc máy sắc thuốc hiện đại:

- Ưu điểm:

  • Đảm bảo quy trình khép kín, an toàn, tiện lợi, sạch sẽ, dễ bảo quản thuốc sắc trong thời gian dài sử dụng.
  • Quá trình sắc thuốc được thiết kế tuần hoàn, không bị bay hơi, không giảm hoạt chất của dược liệu.
  • Áp suất và nhiệt độ được điều chỉnh tự động linh hoạt nên kiểm soát độ chính xác cao, đảm bảo sự đồng đều và chính xác trong quá trình sắc thuốc.
  • Hiển thị thời gian đun sôi tự động, giúp người dùng dễ dàng theo dõi quá trình sắc thuốc.
  • Sắc tinh chiết lấy đúng được số lượng và chất lượng thuốc theo yêu cầu điều trị bệnh.
  • Sắc với số lượng thang thuốc lớn cho cả liệu trình điều trị của bệnh nhân, chia liều tiện lợi sử dụng.
  • Tăng hiệu quả, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.

- Nhược điểm:

  • Dung tích nồi sắc lớn, chỉ phù hợp cho cơ sở khám chữa bệnh sắc thuốc cho bệnh nhân mang về.
  • Giá thành máy sắc thuốc cao.

4. Quy trình sắc thuốc tại bảo đại đường. 

4.1) Tiêu chuẩn sắc thuốc:

- Dụng cụ sắc thuốc: Máy sắc thuốc hiện đại, nồi cô thuốc và đóng gói thuốc đảm bảo khép kín.

- Tiêu chuẩn nước dùng sắc thuốc: Nước sạch đã qua xử lý loại bỏ tạp chất.

- Tiêu chuẩn dược liệu: Đảm bảo nguồn dược liệu trước khi sắc phải đạt chất lượng, sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

- Tiêu chuẩn thời gian sắc: Tuân thủ đảm bảo đúng thời gian sắc phù hợp với công dụng của từng bài thuốc.

- Tiêu chuẩn sắc thuốc: Thuốc được sắc theo một quy trình khép kín đảm bảo chất lượng tốt nhất, chiết xuất tối đa hoạt chất có trong dược liệu, không bị bay hơi, mất khí vị của thuốc, đảm bảo an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn dược phẩm giúp phát huy tối đa tác dụng của thuốc.

- Tiêu chuẩn đóng gói: Thuốc sắc xong được đóng túi làm bằng vật liệu PE chịu nhiệt nên có thể bảo quản trong 02 tháng ở nơi khô ráo thoáng mát hoặc trong ngăn mát tủ lạnh mà không ảnh hưởng tới chất lượng của thuốc, thuốc được chia liều đều trong các túi nên rất tiện lợi trong sử dụng.

4.2) Sơ chế thuốc:

- Các vị thuốc đã được bào chế theo chỉ định chữa bệnh.

- Loại bỏ tạp chất: Rửa sạch các vị thuốc để loại bỏ hết các tạp chất, nấm mốc, … dính trên thuốc.

- Giã dập: Các phiến thuốc, các thuốc có vỏ cứng.

- Bọc túi vải riêng các vị thuốc như: Các vị thuốc dạng bột không tan trong nước, các thuốc dạng hạt nhỏ ( xa tiền tử, tô tử, đình lịch tử ), các vị thuốc có lông dễ gây kích ứng,..

- Ngâm trong nước 30 - 60 phút tuỳ từng loại dược liệu trước khi sắc, để đảm bảo lấy được tối đa hoạt chất có trong thuốc.

4.3) Chú ý trong sắc thuốc:

- Kỹ thuật sắc thuốc: Có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của thuốc do đó phải luôn chú trọng đến nhiệt độ, lượng nước, thời gian sắc và cách sắc từng bài thuốc sao cho phù hợp với chứng bệnh.

  • Thuốc phát tán: Các thuốc phần nhiều lấy khí, các thuốc chứa tinh dầu dễ bay hơi nên sắc ở nhiệt độ cao, sắc nhanh.
  • Thuốc bổ: Các thuốc phần nhiều lấy vị, để chiết được hết hoạt chất nên sắc ở nhiệt độ thấp, thời gian sắc lâu.

- Sắc riêng: Thường các vị thuốc quý hiếm như nhân sâm, tam thất,…

- Sắc trước: Các vị thuốc từ vỏ giáp xác của động vật, khoáng vật ( Long cốt, quy bản, thạch quyết minh, sừng trâu,..) hoặc các vị thuốc có số lượng lớn ( Mao căn, trúc nhự, lô căn,..) sắc trước chắt lấy nước làm nước sắc các vị thuốc còn lại.

- Sắc sau: Các vị thuốc tinh dầu dễ bay hơi hoặc biến tính khi sắc lâu.

5. Một số phương pháp bào chế thuốc tại bảo đại đường:

- Thuốc hoàn: Dược liệu được tán thành bột mịn dùng với nước mật hoặc hồ thành viên hoàn.

- Thuốc tán: Dược liệu được tán thành bột mịn dùng uống trong hoặc bôi ngoài.

- Thuốc cao: Dược liệu được sắc lấy nước cô đặc thành cao, có thể chế thành dạng siro, có loại cao uống, cao dán dùng đắp ngoài.

⇒ Nhận bào chế thuốc theo yêu cầu của quý khách, xin vui lòng liên hệ.

Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Bảo Đại Đường

Hotline: 084.22.11.348 - 084.23.11.348

Địa chỉ: 148, ngõ 91, Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội

Viết bình luận của bạn