Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y chuyên sâu
Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 2 03/06/2024
Tại Việt Nam, thoái hóa cột sống chiếm 10.41% các bệnh về xương khớp, trong đó, thoái hóa đốt sống cổ chiếm gần 14%. Căn bệnh này xảy chủ yếu ở độ tuổi ngoài 50, có đến 75% trong số đó là những người từ 75 tuổi trở lên. Căn bệnh mang đến những cơn đau nhức dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y là phương pháp trị liệu an toàn, phù hợp với cả những người bệnh lớn tuổi. Trong bài viết dưới đây, Bảo Đại Đường sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này.
1. Thoái hóa đốt sống cổ trong Đông y
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh mà nhiều người mắc phải, nhất là từ 35 tuổi trở ra với tỷ lệ hơn 90%. Theo quan điểm của Tây y, thoái hóa đốt sống cổ là quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Bệnh lý này cũng có thể khởi phát do thói quen sinh hoạt không tốt hoặc cơ thể gặp chấn thương, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống thường ngày.
Nhưng theo Đông y, thoái hóa đốt sống cổ cũng giống như các bệnh lý về xương khớp khác, thuộc phạm vi chứng Tý và Kiên bối thống. Cơ thể người bệnh bị hàn khí bên ngoài xâm nhập, gây bí tắc, mất cân bằng âm dương, lâu dần khí huyết ứ trệ và tổn thương xương khớp.
Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ trong Đông y
Những triệu chứng cơ bản của thoái hóa đốt sống cổ là tê bì đau nhức, khó khăn khi di chuyển phần cổ. Ở phần đốt sống quanh cổ bị tích tụ canxi, đè lên phần dây chằng và làm hẹp đường đi của rễ thần kinh. Vậy nên, nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như thiểu năng tuần hoàn não, mất ngủ, tê bì tay hay thậm chí teo cơ vùng lân cận và có thể dẫn đến liệt vận động chi trên.
Nhiều người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y, vì phương pháp này an toàn và hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó, người bệnh cũng phải hiểu được nguyên nhân và phương pháp phòng bệnh để tránh tiến triển nặng hơn.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng lão hóa tự nhiên của cột sống, vậy nên thường gặp ở người lớn tuổi. Nhưng trong những năm gần đây, người mắc bệnh ngày càng có xu hướng “trẻ hóa”, tỷ lệ người bệnh dưới 35 tăng lên đáng kể. Vậy nguyên nhân gây bệnh là do đâu để có thể phòng tránh tốt hơn?
2.1. Tác động cơ học
Ngoài nguyên nhân tuổi tác, tác động cơ học chính là nhân tố gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu. Cơ bản là do chấn thương, khi người bệnh phải mang vác các vật nặng trong thời gian dài, luyện tập thể thao quá sức và ngồi sai tư thế. Bạn dùng điện thoại, đọc sách cúi đầu liên tục hoặc nằm ngủ chỉ duy trì ở một tư thế. Những hoạt động trên đều tác động mạnh đến đốt sống cổ, gây căng cứng cơ, chèn ép lên dây thần kinh và dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.
Sai tư thế ngồi trong thời gian dài
2.2. Thiếu dinh dưỡng
Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương, do đó thiếu hụt canxi có thể khiến xương yếu đi. Ngoài ra, các loại Vitamin và magie, photpho,... cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương khớp. Nếu chế độ ăn thường ngày của bạn không đáp ứng đủ dinh dưỡng cho cơ thể, không chỉ bệnh về xương khớp mà nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cũng xuất hiện.
2.3. Do tuổi tác
Tuổi tác chính là nguyên nhân chính gây thoái hóa, có đến hơn 90% người mắc bệnh thuộc độ tuổi trung niên từ 35 tuổi trở đi. Đặc biệt là từ 75 tuổi, có đến 75% người sẽ mắc các bệnh lý về xương khớp khác. Bởi vì theo thời gian, các cấu trúc của cột sống, bao gồm đĩa đệm, sụn khớp,... đều bị lão hóa. Cột sống sẽ không thể chịu được hoạt động của cả cơ thể, dần vôi hóa và lâu dần sẽ thoái hóa.
2.4. Viêm cổ mãn tính kéo dài
Viêm cổ mãn tính do các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái khớp cổ,... gây nên do không được điều trị. Cơn đau ở cổ xuất hiện dai dẳng, xương khớp và các dây thần kinh lâu dần sẽ bị ảnh hưởng và yếu đi. Trong thời gian dài, các mô xung quanh cột sống cổ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng thoái hóa.
2.5. Di truyền
Một nguyên nhân không quá phổ biến nhưng cũng không thể coi thường, đó chính là yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh, bạn có nguy cơ cao hơn người bình thường.
2.6. Bệnh lý khác
Một số bệnh lý khác như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, gù vẹo cột sống,... cũng làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ. Vì nếu không điều trị dứt điểm, mầm mống gây bệnh ngày càng phát triển mạnh hơn, lan sang khác khu vực khác.
Tình trạng loãng xương gây thoái hóa đốt sống cổ
Hiểu rõ các nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh thông qua khám lâm sàng hoặc các triệu chứng bệnh.
3. Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng, thoái hóa đốt sống cổ có nhiều triệu chứng khác nhau như:
3.1. Đau xung quanh vùng cổ
Đau nhức xung quanh vùng cổ là triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa đốt sống cổ. Cơn đau xuất hiện ở vùng gáy, lan ra bả vai, cánh tay hoặc thậm chí cả đầu (vùng trán và vùng chẩm). Cơn đau ban đầu không quá rõ rệt, sau chuyển thành âm ỉ, dai dẳng, tăng lên khi vận động, thay đổi tư thế hoặc khi trời lạnh. Khi thực hiện các động tác mạnh, người bệnh sẽ cảm thấy vướng víu ở phần cổ, thi thoảng bị vẹo cổ.
3.2. Mất cảm giác ở tay
Do dây thần kinh ở vùng cổ bị chèn ép, người bệnh có thể bị tê bì, châm chích, kiến bò hoặc mất cảm giác ở một hoặc cả hai tay. Tình trạng này thường xuất hiện ở các ngón tay út và ngón tay đeo nhẫn, rồi mới lan dần đến cả bàn tay.
3.3. Cứng cổ vào sáng hôm sau
Các cơ bắp bị co thắt, nhất là sau một đêm dài, vùng cổ bị cứng lại do không vận động và giữ nguyên một tư thế. Vậy nên vào buổi sáng ngày hôm sau, người bệnh cảm thấy cứng cổ, khó khăn khi xoay, cúi, ngửa cổ. Nhất là thời tiết trở lạnh, người bệnh cứng cổ không thể tự di chuyển, sợ những cơn ho hoặc hắt hơi do thời tiết.
Triệu chứng cứng cổ vào sáng hôm sau
3.4. Dấu hiệu Lhermitte
Dấu hiệu này còn được gọi là hiện tượng ghế thợ cắt tóc, là triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ đa xơ cứng. Khi rướn cổ ra sau hoặc cử động mạnh, người bệnh cảm giác được một luồng điện đột ngột từ cổ xuống dưới tay. Nhất là khi bạn cúi xuống phía trước, triệu chứng này càng rõ và mạnh hơn, có thể kéo xuống tận ngón chân.
3.5. Các triệu chứng khác
Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ còn có thể gây ra một số triệu chứng khác nhẹ hơn như nấc, ngáp hoặc chóng mặt. Nhưng vì những dấu hiệu này khá nhẹ và thường xuyên xảy ra nên nhiều người không thể phân biệt được.
4. Biến chứng thoái hoá đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì quanh đốt sống cổ không chỉ có các dây chằng, mà còn có nhiều gân và dây thần kinh bám vào.
4.1. Mất ngủ
Những cơn đau nhức, khó chịu kéo dài khiến người bệnh thoái hóa đốt sống cổ khó chìm vào giấc, cảm thấy bồn chồn. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và làm việc. Vòng tuần hoàn khiến cơ thể người bệnh yếu đi, nhất là những người lớn tuổi dễ gặp tai nạn. Cơ thể càng yếu, bệnh càng nặng thêm.
4.2. Hội chứng tăng giảm huyết áp
Thoái hóa đốt sống cổ ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, dẫn đến rối loạn chức năng điều hòa huyết áp. Vì vùng cổ là phần liên kết trực tiếp trung ương thần kinh với cơ thể, có rất nhiều dây thần kinh. Biểu hiện của biến chứng này là huyết áp tăng giảm thất thường, gây nguy cơ cao tai biến mạch máu não.
4.3. Rối loạn tiền đình
Các mạch máu và dây thần kinh nuôi dưỡng hệ tiền đình bị chèn ép do tích tụ canxi ở cổ, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn, mất thăng bằng. Đây chính là các biểu hiện đầu tiên của rối loạn tiền đình, sau đó là các cơn đau đầu dai dẳng khó chịu. Rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến cả khả năng di chuyển và sinh hoạt của người bệnh.
Biến chứng thoái hoá đốt sống cổ gây rối loạn tiền đình
4.4. Thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa đĩa đệm cổ là nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm, cũng là biến chứng nguy hiểm nhất. Khi đĩa đệm bị thoái hóa, rách vỡ và trồi ra khỏi vị trí bình thường sẽ chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống. Tình trạng này gây ra các triệu chứng đau nhức dữ dội, tê bì, yếu liệt tứ chi, rối loạn chức năng đại tiểu tiện,... rất khó điều trị. Nếu không chữa trị kịp thời còn khiến người bệnh gặp nguy hiểm như liệt nửa người, liệt tứ chi.
4.5. Hội chứng cổ tim
Biến chứng này xảy ra do các động mạch cung cấp máu cho tim bị chèn ép, gây ra các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí là nhồi máu cơ tim. Nếu không được phát hiện và cấp cứu, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.
4.6. Rối loạn dây thần kinh thực vật
Các dây thần kinh thực vật bị chèn ép do thoái hóa đốt sống cổ sẽ dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, tiết niệu, sinh lý,... Biểu hiện của biến chứng này là táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiểu tiện, rối loạn cương dương,...
5. Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y là phương pháp được nhiều người bệnh tin dùng nhất hiện nay. Các phương pháp Đông y hiệu quả, an toàn được xem là giải pháp toàn diện chữa trị tận gốc căn bệnh này.
5.1. Phương pháp dùng thuốc
Các bài thuốc Đông y trị thoái hóa đốt sống cổ được chia theo các thể bệnh khác nhau để thuốc phát huy hết công dụng.
Bài thuốc Đông y trị thoái hóa đốt sống cổ thể hàn thấp
Thành phần:
Can khương, Thiên niên kiện, Quế chi: Mỗi vị 8g
Thương truật: 9g
Xuyên khung, Kê huyết đằng, Tang ký sinh, Tỳ giải: Mỗi vị 16g
Ý dĩ, Trần bì: Mỗi vị 12g
Cách dùng: Đem các nguyên liệu trên sắc với 500ml nước, đun trên lửa cho đến khi cô đọng còn khoảng 200ml nước thì dừng lại. Bỏ phần bã, dùng nước uống cả ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc.
Công dụng: Các vị thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, khu phong trừ thấp vì thể hàn thấp xuất hiện các triệu chứng khi trời lạnh, ẩm nồm.
Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y bằng thuốc
Bài thuốc Đông y trị gai cột sống cổ thể khí huyết ứ trệ
Thành phần:
Tế tân, Ô đầu: Mỗi vị 3g
Quế chi, Tang ký sinh, Cốt toái bổ: Mỗi vị 9g
Bạch thược, Đơn bì, Bại tương thảo, Ngũ gia bì: Mỗi vị 12g
Hoàng kỳ: 18g
Cách dùng: Người bệnh cũng dùng để sắc uống hàng ngày với 500ml nước, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc.
Công dụng: Trường hợp khí trệ huyết hư nhiều, dẫn đến chân tay tê mỏi, khó ngủ về đêm, đau vai, lưng, gáy và thể trạng suy yếu. Bài thuốc có công dụng chính là bồi bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông khí huyết.
Bài thuốc điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y thể can thận âm hư
Thành phần:
Bạch thược, Tri mẫu, Thỏ ty tử, Kê huyết đằng, Hoàng bá, Tỏa dương, Quy đản: Mỗi vị 9g
Đan sâm, Quy đầu, Thục địa, Ngưu tất: Mỗi vị 12g
Cách dùng: Sắc hai lần, mỗi lần dùng 500ml nước, đun cho đến khi trong ấm còn 200ml nước thì lọc bã. Trộn hai lần nước thuốc với nhau, sau đó chia ra thành ba lần uống hết trong ngày, dùng liên tục 10 ngày.
Công dụng: Tăng cường lưu thông khí huyết, tư bổ can thận và thông kinh hoạt lạc.
5.2. Phương pháp không dùng thuốc
Bên cạnh những bài thuốc Đông y trị thoái hóa cột sống, người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp châm cứu và xoa bóp bấm huyệt.
Phương pháp châm cứu: Là dùng kim châm vào các huyệt đạo liên quan đến cột sống cổ để điều hòa khí huyết, giảm đau nhức, cải thiện vận động. Các huyệt vị dùng để châm kim là thiên trụ, thiên tông, phong trì, kiên tỉnh,...
Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp này sẽ tác động trực tiếp lên các huyệt đạo, cơ bắp quanh vùng cổ để tăng cường lưu thông khí huyết, giảm co thắt cơ, giảm đau nhức.
Châm cứu để điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Ngoài ra, người bệnh có thể tự dùng ngải cứu rang với muối hạt để chườm nóng, giảm đau nhức. Khi bị bệnh, bạn cũng nên chú ý dưỡng sinh kết hợp các bài tập khí công, yoga, thiền định để tăng cường sức khỏe và thư giãn tinh thần.
6. Lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y
Để các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y phát huy hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:
Bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng, tình trạng bệnh của mỗi người để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều.
Không tự ý mua thuốc Tây, các bài thuốc khác về uống hoặc thay đổi phác đồ điều trị khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh mãn tính, mà phương pháp Đông y có tác dụng từ từ. Vậy nên, người bệnh cần kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nản lòng khi chưa thấy hiệu quả ngay.
Kết hợp các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ cùng các phương pháp không dùng thuốc để tăng hiệu quả.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh như yoga, bơi lội,...
Ăn uống lành mạnh, bổ sung cho cơ thể đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là Vitamin và khoáng chất.
Lưu ý khi chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y
7. Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh phổ biến ở tuổi trung niên, nhưng hiện tại đang có xu hướng trẻ hóa. Vậy nên không chỉ người trung niên, người trẻ tuổi cùng phải sinh hoạt và phòng ngừa bệnh. Tuy không thể hoàn toàn ngăn chặn quá trình thoái hóa tự nhiên của cột sống, nhưng bạn có thể áp dụng một số biện pháp để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
Không nằm mãi một tư thế, không sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính hoặc điện thoại di động.
Tránh mang vác vật nặng, lao động quá sức.
Sử dụng gối có độ cao phù hợp, hỗ trợ phần cổ và vai, tránh nằm gối quá cao hoặc quá thấp.
Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện lưu thông máu, tăng cường độ dẻo dai cho các cơ bắp và khớp, góp phần phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ.
Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ cao gây thoái hóa cột sống. Do đó, người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, Vitamin, khoáng chất,.... giúp nuôi dưỡng và bảo vệ hệ xương khớp.
8. Bảo Đại Đường - Phòng khám đông y chuyên sâu
Ngoài điều trị bệnh lý xẹp đốt sống lưng bằng các phương pháp Tây y, thì các liệu pháp Đông y cũng cực kỳ hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích tích cực. Hiện nay, Bảo Đại Đường đang là một trong các phòng khám đông y chuyên sâu, uy tín được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn để chữa xẹp đốt sống lưng thẳng bằng đông y.
8.1. Đội ngũ chuyên gia
Hệ thống phòng khám Bảo Đại Đường sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu ngành, với những y sĩ, bác sĩ có chuyên môn cao, tận tâm với nghề, điển hình có thể kể đến thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Lê Lương Đống. Đến với Bảo Đại Đường chúng tôi hứa hẹn mang tới cho bệnh nhân những trải nghiệm chữa trị chuyên nghiệp nhất.
PGS.TS.BS Lê Lương Đống trực tiếp thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân
8.2. Quy trình điều trị bệnh bằng đông y
Phương pháp chữa bệnh được thực hiện theo bộ tiêu chí "An toàn - Hiệu quả - Bền vững", đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh, mang lại hiệu quả điều trị cao và kết quả bền vững. Ngoài ra, khách hàng cũng được hướng dẫn các cách thức để nâng cao sức khỏe toàn diện, bao gồm cả về thể chất và tinh thần.
Quy trình điều trị bệnh bằng Đông y như sau:
Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn diện, hỏi về tình trạng bệnh của người bệnh một cách kỹ lưỡng, toàn diện và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
Bước 2: Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lập ra phác đồ điều trị phù hợp. Phác đồ này sẽ kết hợp các phương pháp Đông y an toàn.
Bước 3: Sau mỗi lần điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi sát tình trạng bệnh và điều chỉnh phác đồ nếu cần thiết. Người bệnh cũng được hướng dẫn tái khám định kỳ để đảm bảo hiệu quả điều trị.
Quy trình điều trị giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe toàn diện
8.3. Liên hệ đặt lịch
Bảo Đại Đường hiện nay là một trong các phòng khám Đông y với các liệu pháp hoàn toàn tự nhiên hàng đầu tại Hà Nội. Để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí tại Bảo Đại Đường, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Đặt lịch khám trực tiếp
Facebook: Đông y Bảo Đại Đường
Đặt lịch khám trực tiếp: Tại đây
Zalo: Bảo Đại Đường - Đạt Đại Đường | 084.23.11.348
Zalo OA: Công ty cổ phần Bảo Đại Đường
Email: baodaiduong.vn@gmail.com
Hotline: 084.23.11.348 | 084.33.11.348