Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 4 29/05/2024

Viêm mũi dị ứng là tình trạng phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các chất dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật,... Từ đó khiến cho người bệnh gặp phải các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt,... Những triệu chứng này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, người bệnh đều muốn chữa trị tận gốc. Trong đó, chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y là phương pháp an toàn được nhiều người sử dụng.

1. Bệnh viêm mũi dị ứng trong Đông y

Trong Đông y, mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp, là cơ quan đầu tiên nhận và lọc không khí duy trì sự sống. Cũng vì vậy mà mũi thường bị khí độc xâm nhập, tích dần gây nên bệnh viêm mũi dị ứng. Theo quan điểm của Đông y, viêm mũi dị ứng là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Tỳ, Phế, Thận hư suy, dẫn đến vệ khí bất cố, tấu lý sơ hở làm cho ngoại tà thừa cơ xâm nhập, phế khí uất kết, khiếu thụ tà mà sinh ra các chứng bệnh.

1.1. Các kiểu viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm ảnh hưởng đến niêm mạc mũi. Nguyên nhân là do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn hoặc lông động vật. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và ngứa mũi. Cũng vì có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nên viêm mũi dị ứng cũng có nhiều kiểu như:

1.1.1. Viêm mũi dị ứng theo mùa (thời tiết)

Viêm mũi dị ứng theo mùa còn được gọi là hay sốt cỏ, sốt mùa hay sốt phấn hoa. Nhất là trong thời điểm giao mùa, người bị dị ứng với các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, bào tử nấm hoặc cỏ dại. Thậm chí, một người bị dị ứng nhiều loại phấn hoa thì vào mùa nào cũng bị dị ứng.

chua-viem-mui-di-ung-bang-Dong-Y-Bao-Dai-Duong-5

Viêm mũi dị ứng thời tiết do các loại phấn hoa và thay đổi thời tiết

1.1.2. Viêm mũi dị ứng lâu năm

Viêm mũi dị ứng lâu năm xảy ra quanh năm. Nguồn cơn gây ra dị ứng là bụi bẩn, mạt bụi hoặc lông vật nuôi trong nhà. Các triệu chứng có thể nhẹ hơn so với viêm mũi dị ứng theo mùa nhưng lại kéo dài rất lâu.

1.1.3. Viêm mũi dị ứng không thường xuyên

Viêm mũi dị ứng không thường xuyên xảy ra do tiếp xúc với các chất gây dị ứng mạnh. Các triệu chứng thường nghiêm trọng và có thể xảy ra đột ngột, gây ra nhiều biểu hiện đi kèm như nổi mề đay, tiêu chảy,... Tuy nhiên kiểu viêm mũi này sẽ dần hết nếu người bệnh không tiếp xúc với nguồn gây dị ứng nữa.

1.1.4. Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp

Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp xảy ra do tiếp xúc với các chất gây dị ứng tại nơi làm việc. Các chất gây dị ứng phổ biến nhất gây ra viêm mũi dị ứng nghề nghiệp bao gồm bụi bẩn, khói bụi và hóa chất.

Điều quan trọng là phải đi khám nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị viêm mũi dị ứng. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định loại viêm mũi dị ứng và điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y thích hợp.

1.2. Đối tượng dễ mắc viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh phổ biến có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác là:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bạn có bố mẹ hoặc anh chị em bị viêm mũi dị ứng, nguy cơ cao là bạn cũng sẽ mắc phải. 

  • Tiền sử mắc các bệnh dị ứng khác: Nếu bạn bị các bệnh dị ứng khác như hen suyễn hoặc chàm da.

  • Tiếp xúc với các chất gây dị ứng: Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, mạt bụi hoặc lông động vật có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng.

  • Tính chất công việc: Nếu bạn làm việc ở những nơi bụi bẩn, nhiều hóa chất cả ngày thì nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng nghề nghiệp cao. 

chua-viem-mui-di-ung-bang-Dong-Y-Bao-Dai-Duong-7

Những đối tượng dễ mắc viêm mũi dị ứng

2. Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể coi là căn bệnh gây ra bởi phản ứng của hệ miễn dịch với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn hoặc lông động vật. Vì là bệnh về đường hô hấp nên những triệu chứng thường gặp là:

2.1. Chảy nước mũi

Chảy nước mũi là triệu chứng phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng. Nước mũi có màu trong hoặc trắng đục, chảy rất nhiều, nhất là vào buổi sáng.

2.2. Đau nhức các hốc xoang

Đau nhức các hốc xoang là một triệu chứng không quá phổ biến nhưng lại khiến người bệnh khó chịu. Phần hốc xoang ở trán có cảm giác nhức nhối, căng trường ở một hoặc cả hai bên mặt.

2.3. Giảm vị giác và khứu giác

Viêm mũi dị ứng có thể làm giảm vị giác và khứu giác, vì viêm niêm mạc mũi ảnh hưởng đến các dây thần kinh chịu trách nhiệm về mùi vị và khứu giác. Ngoài ra, nếu chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi thì khứu giác càng bị ảnh hưởng nặng hơn.

chua-viem-mui-di-ung-bang-Dong-Y-Bao-Dai-Duong-1

Triệu chứng viêm mũi dị ứng thường gặp nhất

3. Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng, do tiếp xúc với các chất gây dị ứng lâu hoặc hệ miễn dịch kém. Các nguyên nhân chủ yếu xảy ra trong hai trường hợp là theo mùa và quanh năm:

3.1. Viêm mũi dị ứng theo mùa

Viêm mũi dị ứng theo mùa thường xảy ra vào một hoặc hai mùa nhất định, nhưng có người là cả năm. Vì nguyên nhân gây nên căn bệnh này là do sự thay đổi của thời tiết hoặc phấn hoa nở theo mùa.

  • Phấn hoa: Phấn hoa từ cây cối, cỏ và cỏ dại có thể bay trong không khí và gây ra các triệu chứng dị ứng khi bạn hít vào. Vậy nên cứ vào mùa loại hoa gây dị ứng nở, phần lớn bạn cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng.

  • Thời tiết: Thay đổi độ ẩm hoặc nhiệt độ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa. Vì niêm mạc mũi nhạy cảm với nhiệt độ, chỉ cần hơi lạnh một chút cũng sẽ xảy ra triệu chứng.

  • Nấm mốc, ký sinh trùng: Nấm mốc và ký sinh trùng có thể tìm thấy trong nhà và ngoài trời và cũng là một phần nguyên nhân gây nên căn bệnh.

chua-viem-mui-di-ung-bang-Dong-Y-Bao-Dai-Duong-4

Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng

3.2. Viêm mũi dị ứng quanh năm

Viêm mũi dị ứng quanh năm xảy ra cả năm, nguyên nhân chủ yếu là do bạn tiếp xúc với nguồn cơn gây bệnh cả ngày. Có một số nguyên nhân gây bệnh khiến mọi người không thể ngờ được như:

  • Dị ứng lông và da động vật: Lông và da động vật là một nguyên nhân phổ biến gây ra viêm mũi dị ứng quanh năm. Thường là do bạn tiếp xúc với lông, nước bọt hoặc da của động vật như chó, mèo hoặc ngựa.

  • Nấm mốc: Nếu thời tiết nồm ẩm và không vệ sinh kỹ càng thì rất dễ mọc nấm mốc, mùi của nấm mốc không dễ chịu, môi trường sinh trưởng của chúng cũng làm cho người bệnh khó chịu.

  • Mạt nhà: Mạt nhà là những vi sinh vật nhỏ sống trong bụi. Chúng khó được phát hiện bằng mắt thường.

  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như hen suyễn hoặc xơ nang làm tăng nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng.

4. Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y

Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng. Vì so với thuốc Tây dễ bị nhờn thuốc và gây nhiều tác dụng phụ, Đông y an toàn hơn, hợp cho cả những người lớn tuổi và trẻ nhỏ sử dụng.

4.1. Bài thuốc nam trị viêm mũi dị ứng

Theo quan điểm của Đông y, viêm mũi dị ứng là do sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Do vậy, các bài thuốc Đông y thường có tác dụng khu phong tán hàn, tuyên phế chỉ khái, bình can giải độc. Các vị thuốc được sử dụng cũng là các loại an toàn, thanh nhiệt, kháng khuẩn, tán hàn và kháng viêm.

chua-viem-mui-di-ung-bang-Dong-Y-Bao-Dai-Duong-3

Bài thuốc nam trị viêm mũi dị ứng

Dùng thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y là sự phối hợp của nhiều vị thuốc. Các dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam là:

  • Ngải cứu: Có khả năng ức chế nhiều chủng vi khuẩn, hóa đờm giảm tắc nghẹt mũi. Lá ngải thường dùng để đun nước uống hoặc đun trong nước sôi rồi xông mỗi ngày một lần.

  • Lá diếp cá: Lá diếp cá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, tiêu viêm. Bài thuốc thường được sử dụng gồm lá diếp cá, rễ cỏ tranh, hoa đu đủ đực, cam thảo. 

  • Kinh giới: Đây là loại thảo dược được sử dụng nhiều trong Đông y trị viêm mũi dị ứng, có khả năng hạ nhiệt, tán hàn, kháng khuẩn tốt. Kinh giới, bạc hà, húng quế khi mua thì sơ chế sạch, đun nước và uống trong ngày.

  • Bài thuốc từ hoa kim ngân: Hoa kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, sát trùng. Bài thuốc thường được sử dụng gồm hoa kim ngân, ké đầu ngựa, bạc hà, cam thảo kết hợp đun lên uống.

  • Cà gai leo: Tuy là một cây mọc hoang nhưng lại được dùng trong rất nhiều bài thuốc. Nhưng nổi bật nhất là tính chất thanh nhiệt, giải độc của loại cây này chữa viêm mũi dị ứng rất tốt.

4.2. Chữa viêm mũi dị ứng không dùng thuốc trong Đông y

Ngoài phương pháp dùng thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh còn có thể sử dụng các phương pháp: 

4.2.1. Cấy chỉ điều trị viêm mũi dị ứng

Cấy chỉ là một phương pháp sử dụng các mũi kim nhỏ để kích thích các huyệt đạo trên cơ thể. Theo Đông y, cấy chỉ có tác dụng điều hòa khí huyết, thông kinh lạc, khu phong tán hàn, từ đó giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

4.2.2. Bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng

Bấm huyệt là một phương pháp sử dụng tay hoặc dụng cụ để ấn vào các huyệt đạo trên cơ thể. Mà trong Đông y, cơ thể con người là hệ thống các mạch tượng, mạch tắc ở đâu thì gây bệnh ở đó. Vậy nên rất nhiều căn bệnh đều có thể cải thiện được nhờ phương pháp bấm huyệt.

chua-viem-mui-di-ung-bang-Dong-Y-Bao-Dai-Duong-8

Cách bấm huyệt chữa viêm mũi dị ứng

5. Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng

Nếu không muốn dùng thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng hoặc các phương pháp khác, bạn nên tự phòng tránh bệnh từ sớm. Mặt khác, cũng vì căn bệnh gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Người bình thường không có tiền sử dị ứng hoặc có người trong nhà bị dị ứng thì có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Tránh các chất gây dị ứng: Đây chính là cách phòng tránh tốt nhất, đơn giản nhất và cũng hiệu quả nhất. Nếu không xác định được thì bạn nên tránh phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, nấm mốc,... hoặc hạn chế tiếp xúc với chúng.

  • Khi ra ngoài, bạn nên đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi bẩn, phấn hoa. Ở nhà thì không nên cho chó, mèo lên ngủ ở trên giường hoặc sống trong phòng ngủ.

  • Giặt chăn màn, ga gối, đồ chơi của trẻ em thường xuyên bằng nước nóng và phơi phóng khô ráo.

  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chú ý bổ sung vitamin C, vitamin A, kẽm,... để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế ăn cua, ghẹ,... 

  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, chất nhầy trong mũi.

  • Tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc, cũng không nên ở cạnh người hoặc môi trường nhiều khói thuốc lá.

chua-viem-mui-di-ung-bang-Dong-Y-Bao-Dai-Duong-2

Giặt chăn màn thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc

6. Biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ dừng lại ở tình trạng chảy nước mũi, hắt hơi liên tục nữa, người bệnh có thể mắc phải:

  • Viêm xoang là biến chứng phổ biến nhất của viêm mũi dị ứng. Khi niêm mạc mũi bị viêm nhiễm lâu ngày, dịch nhầy sẽ ứ đọng trong các xoang dẫn đến tình trạng viêm xoang cấp hoặc mãn tính. Mà viêm xoang rất khó chữa, cũng phát triển thành nhiều triệu chứng nặng hơn.

  • Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em do vòi nhĩ của trẻ nhỏ ngắn và hẹp, dễ bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy. Khi dịch nhầy ứ đọng trong tai giữa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

  • Polyp mũi là những khối u lành tính phát triển trong niêm mạc mũi do tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Người bệnh sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, giảm khứu giác và khó thở.

  • Viêm mũi dị ứng là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến hen suyễn. Việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể khiến hệ miễn dịch phản ứng quá mức, co thắt phế quản, gây nên những cơn tức ngực và khó thở.

  • Viêm kết mạc dị ứng là tình trạng viêm nhiễm ở màng kết, lớp niêm mạc mỏng bao phủ mặt trước của mắt và mặt trong của mí mắt.

7. Giải đáp các câu hỏi hỏi về bệnh viêm mũi dị ứng

Có rất nhiều người bệnh vẫn còn thắc mắc về căn bệnh, Nghiên cứu sinh Thạc sĩ Lê Nguyễn Quốc Đức sẽ giải đáp tường tận từng thắc mắc cho mọi người.

7.1. Viêm xoang và viêm mũi dị ứng có giống nhau không và phân biệt thế nào?

Hỏi: Thưa bác sĩ, viêm xoang và viêm mũi dị ứng có các triệu chứng khá giống nhau, vậy hai bệnh này có phải là một không ạ? Và làm thế nào để phân biệt được?

Trả lời của Thạc sĩ Lê Nguyễn Quốc Đức: 

Viêm xoang là do tắc nghẽn các xoang dẫn đến ứ đọng dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm hoặc virus phát triển. Chứ không như viêm mũi dị ứng do các tác nhân bên ngoài. Và viêm xoang cũng là một biến chứng khi bệnh viêm mũi dị ứng phát triển nặng mà tạo thành. 

Viêm mũi dị ứng được chia thành các kiểu và có các triệu chứng như đã được liệt kê ở trên. Còn viêm xoang sẽ là biến thể nặng hơn, kết hợp với những cơn đau nhức ở vùng xoang (xung quanh mắt, trán, má hoặc mũi).

7.2. Bệnh viêm mũi dị ứng có thể điều trị khỏi hoàn toàn không?

Hỏi: Tôi đã mắc bệnh viêm mũi dị ứng được gần 10 năm và chưa thể điều trị khỏi. Thưa bác sĩ, căn bệnh này có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn hay không?

Trả lời của Thạc sĩ Lê Nguyễn Quốc Đức: 

Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y hoặc Tây y giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh. 

chua-viem-mui-di-ung-bang-Dong-Y-Bao-Dai-Duong-6

Bệnh viêm mũi dị ứng có thể điều trị khỏi hoàn toàn không?

7.3. Nên chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y hay Tây y sẽ hiệu quả hơn?

Hỏi: Thưa bác sĩ, vậy điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y hay Tây y sẽ hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn ạ?

Trả lời của Thạc sĩ Lê Nguyễn Quốc Đức:

Cả Đông y và Tây y đều có những phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Vậy nên, lựa chọn phương pháp điều trị nào phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người bệnh. Nhưng nếu nói về tiết kiệm hơn thì các bài thuốc và phương pháp theo Đông y sẽ rẻ hơn, có nhiều loại thảo dược có thể tìm thấy tại nhà.

7.4. Những thuốc Đông y trị viêm xoang viêm mũi dị ứng tại nhà?

Hỏi: Thưa bác sĩ, các triệu chứng viêm mũi của tôi khá nhẹ, tôi có thể dùng vị thuốc nào để điều trị tại nhà ạ?

Trả lời của Thạc sĩ Lê Nguyễn Quốc Đức:

Các vị thuốc dễ kiếm tại nhà như bạc hà, ngải cứu, diếp cá, kinh giới,... đều có thể cải thiện được triệu chứng bệnh. Người bệnh dùng để sắc thuốc uống hoặc để xông tại nhà để cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng.

8. Bảo Đại Đường - Phòng khám Đông y chuyên sâu

Bảo Đại Đường hiện nay là một trong các phòng khám Đông y chuyên sâu hàng đầu được nhiều bệnh nhân tìm đến để điều trị viêm mũi dị ứng. Phòng khám là tâm huyết của người thầy PGS.TS.BS Lê Lương Đống - Thầy giáo của nhiều thế hệ bác sĩ hiện nay. 

8.1. Đội ngũ chuyên gia

Bảo Đại Đường là tâm huyết của GS.TS.BS Lê Lương Đống, đảm nhận vị trí chuyên môn của nhiều bệnh viện lớn trong nước như Việt Đức, Bạch Mai, Trung Ương, Thanh Nhàn,... Hệ thống các phòng khám được điều hành bởi con trai thầy - Nghiên cứu sinh Thạc sĩ Lê Nguyễn Quốc Đức.

bac-si-le-luong-dong-Bao-Dai-Duong

GS.TS.BS Lê Lương Đống - Người thầy của nhiều thế hệ bác sĩ Việt Nam

Ngoài ra, phòng khám hiện là nơi công tác của nhiều y bác sĩ, chuyên gia y học cổ truyền giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề. Các bác sĩ đều tốt nghiệp từ các trường đại học y dược danh tiếng, có chuyên môn, có trình độ. Người bệnh sẽ được tư vấn tận tâm, được hỗ trợ điều trị trong môi trường tốt nhất.

8.2. Quy trình điều trị bệnh bằng Đông y

Bước 1: Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi khám chi tiết về tình trạng bệnh của người bệnh, đồng thời thực hiện các thăm khám lâm sàng cần thiết.

Bước 2: Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng người. Trong phác đồ kết hợp với các phương thuốc Đông y an toàn, châm cứu, xông hơi và vệ sinh mũi thường xuyên.

Bước 3: Sau mỗi lần điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh của người bệnh và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết. Người bệnh tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị.

8.3. Liên hệ đặt lịch

Để đặt lịch khám và tư vấn miễn phí tại Bảo Đại Đường, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Đặt lịch khám trực tiếp

Qua bài viết trên đây, khách hàng đã được tìm hiểu về những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y chi tiết. Để đặt lịch khám và được tư vấn phác đồ theo đúng tình trạng bệnh, khách hàng hãy liên hệ với Bảo Đại Đường qua số 084.23.11.348 ngay nhé!