Hiệu quả tức thì khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 3 28/05/2024

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là phương pháp được rất nhiều người bệnh sử dụng. Bởi vì nhiều người cho rằng, các phương pháp điều trị y học hiện đại tuy hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Mà Đông y với những bài thuốc cổ truyền bằng thảo dược tự nhiên, kết hợp các phương pháp đắp thuốc, bấm huyệt được đánh giá là lành tính hơn. Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng Bảo Đại Đường theo dõi về căn bệnh này và phương pháp điều trị.

1. Thoát vị đĩa đệm trong Đông y (Y học cổ truyền)

Theo Tây y, thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống bị lệch khỏi vị trí vì nhiều lý do, điển hình là thoái hóa, sang chấn,... Nhưng theo quan điểm Đông y, thoát vị đĩa đệm thuộc căn bệnh về xương khớp, mà xương khớp đều do chứng Tý và Tích bối thống. 

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-9

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y là một trong các phương pháp được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn

Các chứng ngoại tà bên ngoài như phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể khiến kinh mạch ở cột sống bị tắc nghẽn. Các khớp đốt sống bị tổn thương, lõi đĩa đệm bị lồi ra, chèn ép vào dây thần kinh gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì, mỏi yếu.

1.1. Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân nhầy mềm bên trong đĩa đệm cột sống bị rách và lồi ra ngoài, chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống. Theo Đông y, thoát vị đĩa đệm được chia thành 4 giai đoạn chính dựa trên mức độ tổn thương và mức độ chèn ép dây thần kinh:

1.1.1. Phình đĩa đệm

Ở giai đoạn này, nhân nhầy của đĩa đệm bắt đầu phình ra nhưng vẫn nằm trong bao xơ. Bao xơ chưa bị tổn thương mà mới bị suy yếu, dần thoái hóa. Thương tổn ở trên bao vẫn còn nhẹ, chưa xảy ra tình trạng nứt hoặc rách.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-10

Hình ảnh vùng khớp xương mắc phải tình trạng phình đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm

Nhưng trong giai đoạn này cũng khá khó xác định bệnh. Thi thoảng, người bệnh vận động chỉ cảm thấy đau mỏi nhẹ trên cột sống hoặc thắt lưng. Phần đĩa đệm sẽ có dấu hiệu phình lên nhưng rất khó chú ý.

1.1.2. Lồi đĩa đệm

Ở trong giai đoạn này, nhân nhầy tiếp tục phình ra và có thể rách một phần vòng xơ, đĩa đệm di chuyển khỏi vị trí ban đầu. Nhưng đĩa đệm đã bắt đầu lồi ra và chèn ép lên vị trí các dây thần kinh, đè vào cấu trúc xương xung quanh. Triệu chứng có thể rõ rệt hơn, bao gồm đau nhức dữ dội hơn, tê bì lan rộng hơn, và có thể xuất hiện cảm giác yếu ớt ở chi.

1.1.3. Thoát vị đĩa đệm thực thụ

Nhân nhầy lúc này vẫn nằm trong bao xơ nhưng bị ép và có thể vỡ thành nhiều mảnh nhỏ do lực ép. Các vết rách trên bao xơ đã lớn hơn, nhưng chỉ có một phần nhân nhầy bị chảy ra ngoài. Triệu chứng cũng bắt đầu nặng hơn, những cơn đau cổ, thắt lưng xuất hiện với tần suất dày đặc, khi vận động sẽ thấy tê bì chân tay, vai gáy.

1.1.4. Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Bao xơ đã vỡ hoàn toàn hoặc có vết rách lớn nghiêm trọng, nhân nhầy hầu như đã tràn ra ngoài hoàn toàn. Những mảnh vỡ của nhân mang theo các chất hóa học khác, tách ra khỏi đĩa đệm và di chuyển tự do trong ống sống. 

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-6

Hình ảnh x quang thể hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm có mảnh rời

Các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép, có thể dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Triệu chứng của người bệnh đột ngột, bao gồm đau nhức dữ dội, tê bì lan rộng, yếu ớt ở chi hoặc cử động khó khăn.

1.2. Phân loại bệnh thoát vị đĩa đệm theo vị trí

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào dọc theo cột sống, nhưng thường gặp nhất ở các vị trí sau:

1.2.1. Thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra chủ yếu ở vị trí các đốt sống C5 - C6 và C6 - C7. Nhân nhầy thoát vị ra khỏi đĩa đệm ở vùng cổ, chèn ép vào dây thần kinh hoặc tủy sống. Triệu chứng thường bao gồm đau nhức ở cổ, vai, gáy, lan xuống cánh tay, tê bì ở tay và ngón tay. Nguyên nhân chủ yếu là do làm việc, học tập sai tư thế, chấn thương hoặc vận động mạnh quá giới hạn.

1.2.2. Thoát vị đĩa đệm cổ ngực

Thoát vị đĩa đệm cổ ngực là tình trạng nhân nhầy thoát vị ra khỏi đĩa đệm ở vùng cổ ngực, gây ra bệnh lý rễ thần kinh và tủy thần kinh. Nguyên nhân chủ yếu của loại bệnh này là do các dấu hiệu lão hóa, thói quen công việc và sinh hoạt không lành mạnh.

1.2.3. Thoát vị đĩa đệm ngực

Thoát vị đĩa đệm ngực sẽ ít gặp hơn so với các vị trí khác, xảy ra khi bao xơ ở phần ngực bị rách. Người thường mắc bệnh đa số ở độ tuổi trung niên, từng bị chấn thương ở vùng ngực. Triệu chứng bệnh bao gồm đau nhức ở ngực, lan ra sau lưng, tê bì ở ngực và bụng gây khó thở.

1.2.4. Thoát vị đĩa đệm lưng ngực

Nhân nhầy thoát vị ra khỏi đĩa đệm ở vùng lưng ngực, cũng có các triệu chứng gần như tương tự thoát vị đĩa đệm ngực. Tuy nhiên, phần chịu tác động lớn nhất là ở ngực, vùng lưng phía sau ngực.

1.2.5. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nằm ở vị trí đốt sống L4, L5 hoặc ở giữa hai đốt sống L5 và S1. Đây là hai vị trí như hai chiếc “bản lề” của cơ thể, vậy nên dễ bị ảnh hưởng nếu vận động mạnh. Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau nhức ở thắt lưng, lan xuống mông, đùi, tê bì ở chân và ngón chân, chân không có lực.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-4

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây đau nhức vùng thắt lưng

2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy mềm bên trong đĩa đệm cột sống bị rách, đĩa đệm lệch khỏi vị trí ban đầu. Có rất nhiều nguyên nhân mà chắc chắn bạn sẽ không ngờ tới, nhưng lại là nhân tố khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm.

2.1. Nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị đĩa đệm 

PGS. TS. Bác sĩ Lê Lương Đống cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là:

  • Làm việc hoặc vận động sai tư thế: Khi làm việc hoặc sinh hoạt sai tư thế, cột sống cũng phải cong theo “tư thế sai” khiến cho cấu trúc ban đầu của cột sống, đĩa đệm bị thay đổi.

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm lưu thông máu đến đĩa đệm, còn ảnh hưởng đến cơ quan khác và khí huyết trong cơ thể.

  • Lười vận động thể thao: Ít vận động khiến cơ bắp yếu đi, giảm khả năng hỗ trợ cột sống, vậy nên áp lực của đĩa đệm sẽ tăng lên.

  • Nằm đệm mềm: Đệm quá mềm khiến cột sống bị võng xuống, nằm lâu sẽ tăng áp lực lên đĩa đệm, đặc biệt là vùng thắt lưng.

  • Hay ngồi võng: Tương tự như đệm mềm, võng có phần giữa lõm xuống, khiến cột sống bị cong vẹo, ảnh hưởng đến cấu trúc đĩa đệm.

  • Các hoạt động tác động mạnh đến cột sống: Các hoạt động thể thao đối kháng, va chạm, mang vác vật nặng,... gây áp lực lên cột sống và khiến đĩa đệm bị tổn thương.

  • Đặc thù nghề nghiệp khi ngồi lâu 1 tư thế: Ngồi làm việc, học tập nhiều giờ liền mà không vận động, thay đổi tư thế thường xuyên khiến cơ bắp căng cứng, cột sống bị đè nén, dẫn đến thoái hóa đĩa đệm.

  • Chấn thương ở vùng lưng: Tai nạn, té ngã, va đập mạnh vào cột sống,... cũng khiến cho khớp đốt sống tổn thương, đĩa đệm dễ bị rách và gây bệnh. 

  • Thoái hóa tự nhiên: Theo thời gian, đĩa đệm bị lão hóa, mất nước, trở nên xơ cứng và dễ bị tổn thương. Đặc biệt là độ tuổi trung niên từ 35 tuổi trở đi ít vận động càng dễ mắc bệnh.

  • Thừa cân béo phì: Thừa cân, béo phì gây áp lực lớn lên cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng, làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm.

2.2. Nguyên nhân khác gây thoát vị thoát vị đĩa đệm

Ngoài những nguyên nhân chính đã được đề cập ở trên, thoát vị đĩa đệm còn do các yếu tố từ trong cơ thể tạo nên như:

  • Các bệnh lý bẩm sinh ở lưng: Một số người từ nhỏ đã mắc các bệnh bẩm sinh liên quan đến xương khớp hoặc cột sống. Lâu dần khiến cấu trúc cột sống bị thay đổi, ảnh hưởng đến vị trí và chức năng của đĩa đệm. Ví dụ như các bệnh cong vẹo cột sống, hẹp ống sống bẩm sinh,...

  • Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh hơn hơn so với người bình thường. Tất nhiên đây chỉ là nguy cơ cao hơn, chứ không phải chắc chắn sẽ mắc bệnh.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-12

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý thoát vị đĩa đệm đối với cơ thể con người

3. Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm 

Tùy vào vị trí thoát vị đĩa đệm, biểu hiện bệnh cũng khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là tê bì chân tay và đau lưng.

3.1. Thường xuyên đau mỏi thắt lưng

Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau mỏi lưng, nhất là ở những vị trì bị thoát vị đĩa đệm. Cơn đau thường âm ỉ, dai dẳng, có thể tăng lên khi vận động, thay đổi tư thế hoặc khi ho, hắt hơi. 

3.2. Đau tức lưng lan xuống chân và mông

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm không chỉ dừng lại ở một vị trí mà còn lan đến các vùng khác. Cơn đau lan xuống chân và mông, kèm theo cảm giác tê bì, châm chích, kiến bò, hoặc nặng hơn là yếu ớt, tê liệt chi. Vì dây thần kinh bị chèn vào, cơn đau không kéo dài đến vài ngày, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

3.3. Teo cơ

Do bị chèn ép bởi đĩa đệm thoát vị và không được cung cấp đủ dưỡng chất, các cơ bắp ở vùng bị ảnh hưởng bị teo nhỏ, yếu đi theo từng ngày. Triệu chứng này thường gặp ở những người bị bệnh tiên lượng nặng, không được điều trị kịp thời. 

3.4. Yếu chân hoặc rối loạn đại tiểu tiện 

Trong trường hợp nặng, thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép các dây thần kinh chi phối vận động hoặc bài tiết. Vậy nên một số người mắc bệnh còn bị tê liệt hoặc rối loạn đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự chủ.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-5

Những biểu hiện của bệnh lý thoát vị đĩa đệm

4. 03 phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y 

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y là lựa chọn an toàn, có thể sử dụng để điều trị lâu dài. Những phương pháp trong Đông y tập trung điều trị từ gốc bệnh, chia theo từng thể bệnh: Thể hàn thấp, phong thấp, thấp nhiệt, thận hư, thận dương hư và khí trệ ứ huyết. 

4.1. Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt

Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt là cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y không cần xâm lấn. Phương pháp này nhờ vào tác động của day, ấn để tác động sâu lên các huyệt vị trên cơ thể, giảm bớt cơn đau cho người bệnh. Hoạt động xoa bóp, bấm huyệt cũng tác động lực lên dây thần kinh, đả thông kinh mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-14

Bấm huyệt là phương pháp Đông y chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Người thực hiện sẽ day, bóp, lăn, miết các huyệt vị quan trọng gồm Huyệt Thận du, Đại trường du, Giáp tích, A thị huyệt và Cách du. Trước khi bấm huyệt, người bệnh nên dành 15 đến 20 phút để xoa bóp vùng bị tổn thương để cơ thể thả lỏng, sau đó mới bắt đầu bấm.

4.2. Phương pháp châm cứu

Châm cứu là một phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách tác động lên các huyệt đạo. Mục đích của phương pháp này là khai thông luồng khí và máu, kích thích cơ thể sản sinh ra hormone Endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng giảm đau và tạo cảm giác hưng phấn. Thông qua cơ chế tự nhiên này, các vị trí sưng tấy sẽ xẹp lại và cơn đau sẽ được giảm nhẹ, mang lại sự dễ chịu cho người bệnh.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-11

Châm cứu là phương pháp có thể thực hiện điều trị thoát vị đĩa đệm nhanh chóng mà không cần dùng thuốc

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp châm cứu, các huyệt điểm thường được lựa chọn tập trung gần các vùng đốt sống lưng và cổ. Những khu vực này chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương do các hoạt động hàng ngày. Các huyệt châm cứu phổ biến như Thận du, Đại trường du, Cách du, Giáp tích, A thị huyệt... đều nằm xung quanh các đốt sống này. 

4.3. Sử dụng thuốc nam

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y có thể hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ hiệu quả. 

Bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt

Thể hàn thấp là dạng bệnh do khí hàn xâm nhập vào cơ thể, cản trở lưu thông khí huyết, gây tắc nghẽn mạch máu ở cột sống hoặc khớp xương. Điều này dẫn đến các triệu chứng như đau nhức, lạnh buốt ở vùng thắt lưng, khó khăn trong di chuyển. Đặc điểm của thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp là đau và cảm giác nặng ở vùng lưng dưới.

Để điều trị thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp, bài thuốc Đông y sau đây có thể giúp ích:

  • Bước 1: Chuẩn bị 30g ý dĩ, 12g xương truật, 9g rễ cỏ xước, 9g tần giao, 9g hoàng bá.

  • Bước 2: Rửa sạch các dược liệu này, đem sắc trong khoảng 30 phút để lấy nước uống.

  • Bước 3: Mỗi ngày uống 3 lần, sau mỗi bữa ăn, cho đến khi tình trạng bệnh cải thiện.

Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thể thận dương hư

Thể thận dương hư thường gây ra thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng, dẫn đến các triệu chứng như đau lưng ê ẩm, chi dưới yếu, mệt mỏi, chân tay yếu ớt, hay đổ mồ hôi và sốt về đêm.

Để điều trị thoát vị đĩa đệm do thể thận dương hư, bài thuốc Đông y sau có thể áp dụng:

  • Bước 1: Chuẩn bị 16g hoài sơn, 10g kỷ tử, 12g thỏ ty tử, 8g đỗ trọng, 12g cao ban long, 12g tục đoạn, 12g thục địa, 8g đương quy.

  • Bước 2: Rửa sạch các vị thuốc, đem sắc với 6 bát nước trong khoảng 30 phút, sau đó lấy nước uống.

  • Bước 3: Uống liều thuốc này đều đặn mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn, cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

5. Lợi ích khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y 

Mặc dù y học hiện đại đã phát triển nhiều phương pháp mới để điều trị thoát vị đĩa đệm, liệu pháp Đông y vẫn được nhiều người ưa chuộng. Điều này là do các liệu pháp Đông y không chỉ hiệu quả mà còn an toàn, không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh lâu dài. 

Ngoài ra, chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y còn đem lại nhiều lợi ích tốt có thể kể đến như: 

  • Sử dụng các loại thảo dược dễ kiếm, do đó chi phí điều trị tương đối thấp và phù hợp với nhiều đối tượng. Hơn nữa, các phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền còn có thể được thực hiện ngay tại nhà, giúp bệnh nhân tiết kiệm được thời gian và chi phí so với việc phải đi khám tại bệnh viện.

  • Đối với những ca thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ, các bài thuốc Đông y thường mang lại sự cải thiện đáng kể sau một thời gian điều trị.

  • Các phương pháp điều trị bằng Đông y đều sử dụng các thành phần được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Do đó, bảo đảm an toàn và lành tính, gần như không gây ra bất kỳ tác dụng phụ bất lợi nào đối với sức khỏe con người.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-1

Các liệu pháp bằng đông y đem tới nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe cơ thể con người

6. Rủi ro khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Ngoài những ưu điểm, lợi ích của liệu pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y thì đi kèm cũng có những rủi ro nhất định đối với phương pháp này. Hiện nay, nhiều thuốc Đông y được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội nhưng nguồn gốc không rõ ràng. Điều này khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị dị ứng, ngộ độc, suy chức năng gan thận sau khi sử dụng.

Một số người tự xưng là lương y còn tự ý pha trộn corticosteroid vào thuốc Đông dược, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Cần lưu ý rằng, corticosteroid là loại thuốc giảm đau, kháng viêm nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như suy thận, loãng xương, loét dạ dày nếu sử dụng quá liều.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-8

Thuốc đông y đem tới nhiều lợi ích tốt nhưng cũng đi kèm một số rủi ro nhất định

Để điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y an toàn, người bệnh cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc có giấy phép hành nghề và sử dụng thang thuốc có đơn kèm theo. Cần tuyệt đối tránh xa những loại thuốc có nguồn gốc không rõ ràng và không tự ý tăng liều hoặc kéo dài quá mức thời gian sử dụng.

Xoa bóp, bấm huyệt hay châm cứu, mặc dù là các phương pháp điều trị Đông y có lịch sử lâu đời, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ đáng lưu ý. Nếu không được thực hiện bởi những người có chuyên môn và kinh nghiệm thích hợp, những phương pháp này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, ví dụ như nhiễm trùng, liệt cơ, teo cơ, thậm chí là tử vong. Do đó, người bệnh cần vô cùng thận trọng khi lựa chọn cơ sở y tế để điều trị bằng các phương pháp Đông y như xoa bóp, bấm huyệt hay châm cứu. 

7. Hướng dẫn phòng bệnh thoát vị đĩa đệm 

Mặc dù bệnh thoát vị đĩa đệm không trực tiếp đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân, nhưng nó lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác. Bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Hơn nữa, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt vận động và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh thoát vị đĩa đệm được nhiều chuyên gia khuyến khích.

  • Tập thể dục đều đặn: Để phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm ngay từ khi còn trẻ, rất khuyến khích bạn thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như thái cực quyền, bơi lội, yoga và đi bộ. Những hoạt động này giúp tăng cường độ dẻo dai cho các khớp, qua đó góp phần phòng tránh hiệu quả tình trạng thoát vị đĩa đệm trong tương lai.

  • Hạn chế việc ngồi lâu không vận động nhiều, khi ngồi nhiều hay cố gắng duy trì tư thế thẳng lưng.

  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để nâng cao sức khỏe từ bên trong.

  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích. 

  • Hạn chế bê vác vật nặng.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-7

Tập thể dục thường xuyên và duy trì đều đặn

8. Bảo Đại Đường - Phòng khám Đông y chuyên sâu

Bảo Đại Đường là hệ thống phòng khám Đông y liệu pháp hoàn toàn tự nhiên đã và đang hoạt động khắp 63 tỉnh thành trên toàn Việt Nam. Phương châm hoạt động của Bảo Đại Đường không chỉ đơn thuần là chữa bệnh, mà còn là một triết lý toàn diện về nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người dân. 

8.1. Đội ngũ chuyên gia

Bảo Đại Đường sở hữu đội ngũ chuyên gia ưu tú hàng đầu tại Hà Nội, đều là những Bác sĩ, y sĩ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Đông y. Trong đó phải nhắc đến thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Lê Lương Đống - Người thầy của những thầy thuốc tại Việt Nam. Thầy là người đã đưa đến những bài giảng hay nhất cho các thế hệ bác sĩ, y sỹ tại ĐH Y Hà Nội, Học viện YHCT Việt Nam. 

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-2

Bác sĩ Lê Lương Đống trực tiếp tư vấn và điều trị cho bệnh nhân

8.2. Quy trình điều trị bệnh bằng Đông y

Quy trình điều trị bệnh tại Bảo Đại Đường sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Bác sĩ trực tiếp tư vấn, bắt mạch và chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán tình hình sức khỏe bệnh nhân.

Bước 2: Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng một phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm phù hợp cho từng bệnh nhân. Phác đồ này sẽ kết hợp các phương pháp Đông y an toàn và hiệu quả, bao gồm:

  • Châm cứu: Liệu pháp này sử dụng kim châm để kích thích các điểm huyệt trên cơ thể, giúp cải thiện lưu thông khí huyết, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục.

  • Thuốc Đông y: Các loại thuốc được kê đơn sẽ có tác dụng điều trị triệu chứng, giảm đau và viêm, đồng thời tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Bước 3: Sau mỗi lần điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi sát tình trạng bệnh của người bệnh. Dựa vào những diễn biến và kết quả này, bác sĩ sẽ điều chỉnh phác đồ điều trị một cách phù hợp nếu cần thiết.

Người bệnh cũng được hướng dẫn thực hiện tái khám định kỳ. Điều này nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị, đồng thời cho phép bác sĩ kịp thời theo dõi và can thiệp nếu có bất kỳ diễn biến nào.

chua-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y-Bao-Dai-Duong-3

Liệu trình thực hiện phương pháp châm cứu trong đông y tại Bảo Đại Đường

8.3. Liên hệ đặt lịch

Bảo Đại Đường là một trong những phòng khám Đông y hàng đầu tại Hà Nội, chuyên cung cấp các liệu pháp điều trị hoàn toàn tự nhiên.

Để đặt lịch khám và nhận tư vấn miễn phí tại Bảo Đại Đường, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

Đặt lịch khám trực tiếp

Hy vọng những thông tin trên bài sẽ giúp bạn hiểu thêm về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng đông y. Nếu bạn có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, hãy sớm đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất hoặc có thể liên hệ trực tiếp đến hotline của Bảo Đại Đường.