Sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 2 27/05/2024
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhưng để điều trị dứt điểm căn bệnh này không hề dễ dàng, mà những phương pháp như phẫu thuật lại khiến nhiều bệnh nhân trăn trở. Vậy nên, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm chính là phương pháp chữa bệnh với rủi ro thấp, không đau đớn và khá hiệu quả.
1. Tác dụng của phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Theo Y học Cổ truyền phương Đông, cơ thể con người là hệ thống kinh mạch luôn tuần hoàn, cân bằng giữa âm và dương. Phương pháp bấm huyệt sẽ giúp con người đả thông huyết mạch, tác động vào huyệt vị và dây thần kinh, làm mềm, giảm viêm và giãn cơ.
Từ lâu bấm huyệt đã được coi là một trong những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả trong y học cổ truyền. Bấm huyệt tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp điều hòa khí huyết, thông kinh lạc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Do đó, phương pháp này dùng để điều trị thoát vị đĩa đệm vừa hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí.
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp hiệu quả được tin dùng
Ngoài ra, sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm còn có nhiều tác dụng khác có lợi cho cơ thể như:
Bấm huyệt kích thích giải phóng endorphin - hormone nội sinh có tác dụng giảm đau tự nhiên. Phương pháp này hỗ trợ giãn cơ, giảm co thắt cơ, từ đó giảm áp lực lên dây thần kinh, giảm đau nhức.
Kích thích các dây thần kinh, tăng cường dẫn truyền thần kinh sẽ cải thiện tình trạng tê bì, châm chích do chèn ép thần kinh.
Bấm huyệt giúp tăng cường lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể phục hồi sau phẫu thuật hoặc điều trị bằng các liệu pháp khác.
Ngoài công dụng chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt, cách này còn giúp cân bằng âm dương, giảm căng thẳng và stress.
2. Phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt hoặc phương pháp xoa bóp sẽ được chỉ định cho các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm cấp độ 1, 2 đến 3 có thể trạng tốt, chịu được tác động trong quá trình điều trị. Ngoài ra, phương pháp này chống chỉ định cho trường hợp có tổn thương viêm nhiễm vùng da, gẫy xương, hay các tổn thương cột sống chưa rõ nguyên nhân.
Nguyên tắc khi bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm là thực hiện từ nhẹ đến nặng, nông đến sâu, từ vị trí không đau đến vị trí đau nhiều. Bấm huyệt kéo dài một tháng, mỗi ngày một lần đều đặn. Và khi thực hiện, để người bệnh nằm ở tư thế thích hợp đối với vùng trị liệu, trên giường, ghế hoặc sàn, cơ thể thả lòng rồi tác động:
2.1. Làm mềm và làm giãn các cơ ở vùng lưng và mông
Bấm huyệt sẽ tập trung day ấn để làm mềm và giãn cơ ở vùng lưng và mông - vùng bị thoát vị trầm trọng nhất.
Dùng tay, day dọc hai bên cột sống đến phần mông 3 lần liên tục. Trong khi day, gốc bàn tay sẽ ấn lên lưng người bệnh bằng lực vừa phải. Sau đó di chuyển gốc bàn tay thành vòng tròn, sao cho trong cả quá trình da người bệnh luôn tiếp xúc với tay người thực hiện.
Dùng mu bàn tay và ngón út lăn hai bên cột sống từ vị trí C7 đến mông 3 lần liên tiếp với một lực vừa phải. Đây là một trong những thủ pháp của bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được khá nhiều bác sĩ hiện nay thực hiện.
Dùng hai tay bóp hai bên cột sống từ vị trí C7 đến mông 3 lần bằng ngón trỏ, ngón cái và ngón đeo nhẫn. Trong quá trình này, người thực hiện vừa bóp vừa dùng tay kéo phần thịt ở lưng.
Làm mềm và làm giãn các cơ ở vùng lưng và mông
2.2. Tác động lên đoạn cột sống có thoát vị
Nếu người bệnh đã xác định được vị trí bị thoát vị ở vùng thắt lưng trong khoảng từ L1-S1 và có triệu chứng rõ ràng hơn, bấm huyệt sẽ tác động trực tiếp lên đoạn cột sống đó:
Thực hiện xoa, ấn và day đều tay theo chiều kim đồng hồ trong 3 đến 5 phút ở các huyệt vị giáp tích, thận du, đại trường du. Các đốt sống tương ứng là từ L1 đến S1, có tác dụng làm mềm cơ lưng và giúp cơ được thư giãn.
Dùng đầu ngón tay cái ấn vào vị trí các huyệt vị đại trường du, cách du, thận du, giáp tích và a thị. Ở vị trí các huyệt này thì người thực hiện chỉ ấn, không day vì sẽ làm vỡ mạch máu gây bầm và đau đớn với lực vừa đủ với ngưỡng chịu đựng của người bệnh tránh làm tổn thương các cơ quan quan trọng..
Bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là bấm đốt sống số 1 với số 2 cùng lúc vuông góc với nhau, tăng dần đến khi người bệnh thấy đau tức thì dừng khoảng 1 phút, sau đó tiếp tục.
Dưới kết quả xác định và trên phim chụp, người thực hiện sẽ nắn lại vùng bị thoát vị đĩa đệm bằng ngón cái. Ấn và nắn theo nguyên tắc nghịch hướng, đối lực với vị trí bị thoát vị đĩa đệm. Chỉ ấn trong khoảng 3 đến 5 phút khi người bệnh còn chịu được thì dừng lại.
Tác động lên đoạn cột sống có thoát vị
Có thể bạn quan tâm: Hiểu đúng về phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
3. Lưu ý khi sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả nhưng cũng cần lưu ý để tránh rủi ro. Người bệnh phải chọn những địa chỉ, những bác sĩ và lương y uy tín, có trách nhiệm.
3.1. Vị trí các huyệt
Xoa bóp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm quan trọng là phải xác định đúng các huyệt vị, đúng nơi bị tổn thương. Mà với căn bệnh thoát vị đĩa đệm, các huyệt quan trọng khi bấm là:
Huyệt Thận du: Nằm ở bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 2, cách khoảng 1,5 tấc tính ra phía bên ngoài.
Huyệt Đại trường du: Nằm ở bờ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 4, cách khoảng 1,5 tấc tính ra phía bên ngoài.
Huyệt Cách du: Nằm ở giữa đốt sống lưng D7-D8, cách khoảng 1,5 tấc tính ra phía bên ngoài.
Huyệt Giáp tích: Nằm ở vị trí dọc theo hai bên cột sống, giữa các khe liên đốt sống hoặc từ mỏm gai đo ra ngoài 2 bên cột sống 0.5 thốn.
Huyệt A thị huyệt: Thường không có vị trí cụ thể, mà được các Bác sĩ xác định bằng cách tìm vị trí đau nhức khi day ấn cho người bệnh.
Xác định đúng vị trí các huyệt khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
3.2. Với động tác xoa bóp
Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp điều trị hiệu quả, tuy nhiên không được sử dụng hững trường hợp như gãy xương, chấn thương đụng dập cơ và dây chằng, bệnh tim phổi nặng (như nhồi máu cơ tim, suy tim, cơn hen ác tính, suy hô hấp), vùng lở loét mụn nhọt (do nguy cơ nhiễm khuẩn và làm nặng thêm tình trạng lở loét).
Các tổn thương thực thể về ngoại khoa (như viêm ruột thừa, thủng dạ dày, bệnh truyền nhiễm) thì không nên áp dụng phương pháp xoa bấm huyệt. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc các phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
3.3. Với động tác miết
Khi miết, người thực hiện dùng gốc bàn tay chứ không dùng cả lòng bàn tay, miết mạnh và chậm theo hướng từ trong ra ngoài và hướng từ trên xuống dưới. Bàn tay miết di chuyển dọc theo kinh bàng quang để tăng tuần hoàn máu đến các vùng đốt xương bị tổn thương.
Động tác miết trong bấm huyệt
Động tác miết phải thực hiện với lực tay vừa đủ để làm xoa dịu cơn đau và không gây tổn thương cho các vùng đốt xương. Vì vậy, bệnh nhân nên lựa chọn đơn vị thực hiện các phương pháp đông y uy tín, có mức độ chuyên môn cao.
3.4. Động tác day
Khi thực hiện động tác day, cần lưu ý sử dụng gốc bàn tay để day ấn toàn bộ vùng lưng, sau đó dùng ngón tay cái day theo chiều dọc từ trên xuống dưới theo kinh mạch bàng quang. Với động tác bóp, hãy dùng gốc bàn tay nắn bóp toàn bộ vùng lưng và vai của người bệnh.
Các chuyển động xoa, bóp, bấm huyệt và day đều có tác dụng giảm đau, thư giãn cơ và chống sưng. Hãy thực hiện các động tác này một cách nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Qua bài viết trên đây, người bệnh đã được tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm. Để tình trạng nhanh chóng thuyên giảm, người bệnh nên kết hợp với nghỉ ngơi và dùng thuốc Đông Y an toàn. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ và lương y tại Bảo Đại Đường qua số 0842211348 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!