Dược liệu đông y- Vị thuốc Cam thảo
Bảo Đại Đường Bác sĩ Hoa
Th 4 07/06/2023
Cam thảo (甘草)
Còn có tên gọi khác là dã cam thảo, thổ cam thảo hay cam thảo nam.
1. Đặc điểm: Phần trên mặt đất cao khoảng 0.4-0.7m, mọc thẳng đứng, thân già hoá gỗ ở gốc, thân non có nhiều khía dọc. Lá mọc đối hoặc mọc vòng ba, phiến nguyên, hẹp dần ở gốc, mép có răng cưa thưa ở nửa cuối, gân lá hình lông chim. Hoa nhỏ, cánh hoa màu trắng, mọc riêng rẽ hay thành từng đôi ở kẽ lá.
2. Tác dụng: kiện tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
3. Công dụng:
- Chữa cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đờm, Lỵ trực tràng, tê phù, phù thũng
- Để tươi chữa ho khan, sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng. Nếu dùng ngoài: ép lấy dịch từ cây tươi để trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema
- Nước hãm lá Cam thảo đất dùng làm thuốc súc miệng và ngậm chữa đau răng. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái tháo đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành.
- Có thể dùng thay cam thảo để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể.
4. Cách dùng và liều dùng: Ngày dùng 8-12g khô, sắc uống
5. Một số bài thuốc từ dược liệu cây Cam thảo:
*Lỵ trực trùng:
Cam thảo, rau má, lá rau muống, địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống.
*Cảm cúm, ho:
Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh tử, Kim ngân hoa, Kinh giới.
*Mụn nhọt:
Cam thảo đất, kim ngân hoa, sài đất, mỗi thứ 20g sắc uống ngày một thang
*Dị ứng, mề đay:
Cam thảo đất 15 g, ké đầu ngựa 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá mã đề 10 g. Sắc uống ngày một thang.