“Nhớ như in”: 04 lời khuyên của PGS. TS Lê Lương Đống cho người bệnh khớp

Phòng khám ĐẠT ĐẠI ĐƯỜNG
Th 6 06/07/2018

“Nhớ như in”: 04 lời khuyên của PGS. TS Lê Lương Đống cho người bệnh khớp

Ngày 05.07.2018, đồng hành cùng chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên cả nước, hội thảo “Bí quyết sống khỏe “với sự tham gia của PGS. TS Lê Lương Đống đã diễn ra tại hội Người cao tuổi phường Bạch Mai  trong sự hưởng ứng nhiệt tình từ các hội viên.

Trong buổi hội thảo, PGS.TS Lê Lương Đống đã chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức điều trị, chăm sóc bệnh khớp một cách khoa học mà đơn giản, dễ thực hiện.

Trong đó, không thể không nhắc tới….

4 lời khuyên của PGS.TS Lê Lương Đống cho người bệnh khớp

1. Luôn chú ý tránh lạnh, ẩm kéo dài

Theo Y học cổ truyền, khi các yếu tố phong, hàn, thấp xâm nhập vào cơ thể, kinh lạc, dẫn tới tắc nghẽn, giảm sút lượng máu nuôi dưỡng cơ khớp, đồng thời có thể gây nên tình trạng sưng viêm. Do vậy, để bệnh khớp không thể ghé thăm hoặc tránh bệnh nặng hơn đặc biệt ở người cao tuổi, cần phải tránh lạnh, ẩm kéo dài. Cụ thể:

– Hoạt động vệ sinh, tắm rửa hàng ngày: Không tắm quá lâu, thời gian mỗi lần tắm khoảng 10-15 phút; không tắm nước lạnh; vào mùa đông, nên tắm vào giữa buổi chiều, khi thời tiết ấm.

– Mùa hè, khi trời đang nắng bỗng xuất hiện những cơn mưa rào. Lúc này, người cao tuổi cần “trốn thật kỹ”. Bởi khi đó nhiệt độ mặt đất quá cao, khi nước mưa xuống sẽ bay hơi rất nhanh kéo theo hơi lạnh ẩm từ đất. Nguồn hơi này là vô cùng nguy hiểm, không chỉ với bệnh khớp làm tái phát đột ngột các đợt sưng đau, mà còn ảnh hưởng trên nhiều bệnh khác ví dụ như bệnh của hệ hô hấp, thần kinh.

đi bộ chữa viêm khớp gối

– Mùa đông là mùa mà người bệnh khớp “sợ” nhất: Ngoài việc mặc quần áo, trang phục đủ ấm, thì người cao tuổi nên chú ý thêm: Thường thói quen tập thể dục hàng ngày rất tốt, tuy nhiên, vào mùa đông, có những ngày lạnh sâu, nhiệt độ xuống thấp, người cao tuổi nên lựa chọn tập thể dục buổi chiều, hạn chế đi vào sáng sớm.

2. Vận động hợp lý

Vận động hợp lý cần đảm bảo: đúng tư thế, đúng cường độ, đúng thời điểm, đúng thời lượng.

– Đúng tư thế: Đặc biệt cần chú ý động tác có sự vận động của xương cột sống, như vặn người, nâng, bê vác vật nặng, luôn giữ xương cột sống ở tư thế thẳng. (Theo dõi video để hiểu rõ hơn).Bên cạnh đó, ví dụ khi ngồi, cũng tránh tư thế ngồi vắt chéo chân để khí huyết lưu thông tốt hơn, ngồi thẳng lưng, tránh cong lưng hoặc cổ đưa về phía trước.

– Đúng cường độ: Khi tuổi tác đã cao, sức khỏe sẽ không được như trước. Do vậy cần lựa chọn môn thể thao, bài tập nhẹ nhàng. Tránh môn thể thao cường độ cao như tập gym, hay có tính chất đối kháng như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, hoặc nếu tham gia thì cần vận động thận trọng, không chạy quá nhanh, hay dùng lực tay/ chân mạnh. Có thể chạy bộ, đi bộ, đánh cầu lông, dưỡng sinh, Bách Xà quyền, …

– Đúng thời điểm: tập luyện thể dục thể thao vào sáng sớm, hoặc buổi chiều, vào mùa đông, nên chú ý hạn chế tập sáng sớm để tránh lạnh như đã nói trên.

Thoái hóa khớp

Đúng thời lượng: Để tránh mệt mỏi, quá sức, ngoài cường độ bài tập nhẹ nhàng thì thời lượng nên kéo dài trong khoảng 30 phút đến 1h mỗi ngày.

3. Có kế hoạch điều trị “chiến lược”

Trước tiên, không được chủ quan với những triệu chứng tưởng là đơn giản như: khớp kêu lục cục, lách tách, cứng khớp, khó vận động. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo xương khớp của bạn đã thoái hóa, sắp “đổ bệnh” nặng hơn nếu như không điều trị đúng cách, kịp thời. Do đó nên đi thăm khám để được điều trị ngay. Hoặc có biện pháp dự phòng bằng thuốc Y học cổ truyền, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu, thảo dược từ giai đoạn sớm (Nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc đảm bảo từ nguồn nguyên liệu đến quy trình sản xuất, thành phần chứa những dược liệu tốt cho khớp như Dây Đau Xương, Cao Rắn Hổ Mang, Thiên Niên Kiện, Hy Thiêm, Ngưu Tất,…).

Thảo dược chữa viêm khớp

Trong trường hợp xuất hiện đợt viêm cấp, sưng đau, việc sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm nên dùng đợt ngắn ngày khoảng 5-7 ngày. Không nên lạm dụng, dùng quá dài bởi chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Cụ thể:

– Thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs: tác dụng phụ gây loét dạ dày tá tràng, do vậy người có tiền sử bị bệnh này cần phải rất chú ý, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sỹ.

– Thuốc giảm đau, chống viêm Corticoids: Đây là con dao “nhiều lưỡi” tác dụng phụ: Gây loãng xương, tăng mỡ máu, tích mỡ dưới da, teo cơ, nếu dùng kéo dài, sai liều lượng còn khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, dẫn tới dễ mắc bệnh nhiễm trùng, nấm,…

4. Không để thừa cân

Béo phì, thừa cân là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh khớp, đặc biệt là trên khớp gối.

– Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực đè nén lên khung xương của cơ thể, tăng sự cọ sát giữa các đầu xương tại khớp, trong đó, khớp gối là khớp phải chịu trọng lượng của cơ thể và hoạt động co duỗi nhiều nhất, do vậy, bị ảnh hưởng nhiều nhất.

– Béo phì còn là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh khác liên quan tới hệ chuyển hóa như mỡ máu, tiểu đường, hay còn là yếu tố nguy cơ gia tăng mắc các bệnh tim mạch. Chuyển hóa ảnh hưởng khiến chức năng của tất cả cơ quan để ảnh hưởng theo, trong đó có hệ cơ xương khớp.

thể thao chữa đau thần kinh tọa

Do vậy, cần kiểm soát cân nặng ngay từ bây giờ.

Các bạn có thể tham khảo thêm phương pháp tính “Chỉ số khối BMI” của cơ thể để xác định xem cơ thể có bị thừa cân, béo phì hay không:

BMI= Cân nặng (kg)/(chiều cao (m) x chiều cao (m)) (Cân nặng chia cho bình phương chiều cao)

Ví dụ: Một người Việt Nam nặng 60 kg, cao 1m56 thì:

BMI= 60/(1,6×1,6)=23,44

Sau đó dựa trên bảng sau để xác định tình trạng cân nặng của cơ thể:

Bảng cân tiêu chuẩn bệnh khớp

Vậy với ví dụ ở trên, BMI= 23,44, theo tiêu chuẩn dành riêng cho người Châu Á, thì người này đang trong tình trạng tiền béo phì, cần kiểm soát cân nặng ngay.

Theo dõi video để lắng nghe những lời khuyên hữu ích từ PGS.TS Lê Lương Đống dành cho người bệnh khớp.

Viết bình luận của bạn