Viêm đường hô hấp trên do virus: Điều trị hiệu quả bằng y học cổ truyền.

Nguyễn Bá Hào
Th 5 02/05/2024

Viêm đường hô hấp trên là một tình trạng bệnh rất phổ biến nguyên nhân gây ra do virus chiếm tỷ lệ khá lớn, gặp đặc biệt nhiều khi thời tiết trở lạnh hay thời điểm thời tiết giao mùa ảnh hưởng đến mũi, họng, phổi. Các triệu chứng thường gặp như ho, đau rát họng, sổ mũi, hắt hơi, ngứa mắt, chảy nước mắt, có thể kèm sốt,..Mặc dù đa số các trường hợp mắc bệnh thường tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu, nhưng các phương pháp y học cổ truyền có thể làm giảm nhanh các triệu chứng và nâng cao hệ miễn dịch giúp cho cơ thể ít gặp phải các biến chứng nặng nề do virus gây ra.

1. Giải phẫu đường hô hấp.

- Đường hô hấp trên: Bao gồm các cơ quan như miệng, xoang, mũi, họng.

- Đường hô hấp dưới: Bao gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi.

2. Triệu chứng nhiễm virus đường hô hấp trên.

- Triệu chứng thường gặp:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi.
  • Đau rát họng, đau khi nuốt.
  • Ho, sốt.
  • Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp.
  • Khàn tiếng hoặc mất tiếng do dây thanh âm bị phù nề.

- Triệu chứng ít gặp hơn:

  • Khó thở.
  • Ngứa chảy nước mắt.
  • Nôn, buồn nôn.
  • Tiêu chảy.

3. Yếu tố nguy cơ nhiễm virus đường hô hấp trên.

- Yếu tố vệ sinh: Vệ sinh răng miệng kém, không rửa tay thường xuyên,..

- Tiếp xúc: Tiếp xúc chăm sóc với người bệnh, thường xuyên đến chỗ đông đúc,..

- Tổn thương: Khoang mũi, họng, đường dẫn khí bị tổn thương.

- Dị tât: Dị dạng cấu tạo khoang mũi họng do bẩm sinh hoặc do chấn thương.

- Y khoa: Nạo VA, cắt Amidan

- Môi trường: Sinh sống ở môi trường ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh, tiếp xúc với bụi bẩn ô nhiễm

- Lối sống và sinh hoạt: Không lành mạnh, hút thuốc lá, thuốc lào, rượu bia, thức khuyê, lười tập thể dục,..

4. Điều trị triệu chứng nhiễm virus đường hô hấp trên.

- Hạ sốt giảm đau: Paracetamol, ibuprofen,..

- Bù dịch và điện giải: Oresol, Natri clorid, Rangerlatac

- Bảo vệ thành mạch: Vitamin C.

- Tăng cường đề kháng: Bổ sung nước hoa quả, chất khoáng, vitamin,…

- Chế độ dinh dưỡng: Ăn các thức ăn dễ tiêu hoá, thức ăn có chứa nhiều vitamin, chất xơ,…

- Chế độ tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.

5. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền.

- Theo y học cổ truyền bệnh viêm đường hô hấp trên do virus thuộc chứng ôn bệnh.

- Nguyên nhân: Phong, hàn, phong nhiệt, khí táo gây ra.

- Biện chứng luận trị: Cơ thể suy yếu, tấu lý sơ hở dẫn đến bệnh tà xâm nhập cơ thể gây tổn thương phế, làm phế khí mất khả năng tuyên giáng gây ho, đờm nhiều, khí táo về mùa thu làm tổn hao tân dịch của phế gây ho khan, ngứa họng , từ đó ảnh hưởng tới toàn thân, hao thương doanh huyết dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi các cơ khớp.

- Các thể bệnh:

  • Thể phong hàn.
  • Thể phong nhiệt.
  • Thể khí táo.

6. Điều trị theo y học cổ truyền

6.1) Thể phong hàn.

- Triệu chứng: Ho, đờm trong lỏng, sắc trắng dễ khạc, nghẹt mũi, chảy mũi trong, sốt, sợ lạnh, đau đầu, đau mỏi người, không ra mồ hôi, khàn tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

- Pháp chữa: Sơ phong tán hàn, tuyên phế hoá đàm.

- Bài thuốc: Hạnh tô tán gia giảm

Hạnh nhân

Tô diệp

Bán hạ

Phục linh

Trần bì

Chỉ xác

Cam thảo

Tiền hồ

Cát cánh

Sinh khương

  • Săc uống ngày 01 thang, chia 03 lần.

- Không dùng thuốc: Châm tả các huyệt phong môn, hợp cốc, khúc trì, ngoại quan, xích trạch, thái uyên.

6.2) Thể phong nhiệt.

- Triệu chứng: Ho, tiếng ho nặng, đờm khạc đặc sắc vàng, miệng khát, họng đau, nước mũi vàng đục, sốt, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác.

- Pháp chữa: Sơ phong thanh nhiệt, tuyên phế hoá đàm.

- Bài thuốc: Tang cúc ẩm gia giảm

Tang diệp

Cúc hoa

Liên kiều

Ngưu bàng tử

Tiền hồ

Bạc hà

Hạnh nhân

Cát cánh

Cam thảo

Lô căn

 

  • Săc uống ngày 01 thang, chia 03 lần.

- Không dùng thuốc: Châm tả các huyệt trung phủ, thiên đột, phế du, phong môn, hợp cốc, ngoại quan, xích trạch, liệt khuyết.

6.3) Thể khí táo.

- Triệu chứng: Ho khan, ít đờm, họng khô, mũi khô, lưỡi khô, sốt, sợ gió, đau họng, đau mỏi người, đờm đôi khi có lãn tia máu, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

- Pháp chữa: Nhuận táo dưỡng phế, sơ phong hoá đàm.

- Bài thuốc: Tang bạch thang gia giảm

Tang diệp

Hạnh nhân

Đạm đậu xị

Sa sâm

Xuyên bối mẫu

Chi tử

Cát cánh

Tiền hồ

Cam thảo

  • Săc uống ngày 01 thang, chia 03 lần.

- Không dùng thuốc: Châm bình bổ, bình tả các huyệt trung phủ, hợp cốc, xích trạch, thái uyên, khúc trì, phế du.

7. Phòng bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra

- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ giúp tăng cường sức đề kháng.

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ.

- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân đối.

- Tránh căng thẳng, các trạng thái tâm lý lo âu, luôn có lối sống lạc quan tích cực.

- Không tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm virus nếu không có các phương pháp phòng tránh như: Đeo khẩu trang, găng tay, mặt nạ, quần áo bảo hộ,..

- Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Làm sạch môi trường sống xung quanh, hạn chế ẩm ướt, nấm mốc, đảm bảo môi trường sống thông thoáng không ô nhiễm bụi bẩn.

- Giữ đảm bảo vệ sinh răng miệng, tai mũi họng thường xuyên sạch sẽ.

Viết bình luận của bạn