Tìm hiểu viêm VA ở trẻ em.

Bảo Đại Đường Bác sĩ Hoa
Th 6 25/08/2023
🍂Viêm VA là gì?
👉VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp “Végétations Adénoides”, là tổ chức Lympho nằm ở vòm mũi họng, vị trí cửa mũi sau. Khi thở, không khí đi vào mũi, qua VA rồi mới xuống họng vào phổi. 👉VA là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer bao gồm: VA, amidan vòi, amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi. Vòng này bao xung quanh đường thở và đường ăn, còn được gọi là “hàng rào vệ sĩ” để bảo vệ cơ thể khỏi tất cả các vi khuẩn xâm nhập từ mũi và miệng.
Những “Vệ sĩ” tế bào bạch cầu tại VA chịu trách nhiệm “canh gác”, “nhận diện” và “xử lý” vi khuẩn đồng thời tạo ra kháng thể. Các kháng thể này được nhân rộng và tỏa đi khắp nơi, nhiều nhất là ở vùng mũi họng để bảo vệ cơ thể. Khi vi khuẩn tái xâm nhập, các kháng thể này sẽ tự động vô hiệu hóa và tiêu diệt ngay.
👉VA giữ chức năng nhận diện vi khuẩn, tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng. Chính vì thế, VA tiếp xúc với vi khuẩn một cách thường xuyên và có thể bị vi khuẩn tấn công nếu chủ thể có sức đề kháng yếu, vệ sinh không đảm bảo hoặc do yếu tố thời tiết chuyển mùa, khói bụi… gây nên viêm VA.

✨Phân loại viêm VA và biểu hiện
• Viêm VA cấp tính
Đây là tình trạng viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ ở khu vực amidan Lushka.Dấu hiệu viêm VA cấp tính bao gồm:
-Sốt cao đột ngột: trẻ có biểu hiện sốt cao đột ngột lên tới 40 – 41 độ C
-Co thắt thanh quản: trẻ nhỏ có giật, đau tai
-Ngạt mũi: ngạt mũi hoàn toàn, chảy nước mũi cả hai bên, nước mũi nhầy chuyển thành đặc, có màu trắng đục và số lượng nhiều ở trẻ sơ sinh. -Thở ngáy về đêm, tiếng nói có giọng mũi kín ở trẻ lớn hơn. 
-Mủ và nhầy ở mũi: đầy mủ nhầy ở hốc mũi, gây khó khăn cho việc khám vòm họng qua mũi trước. 
-Họng sưng đỏ: niêm mạc họng đỏ, có một lớp nhầy trắng, vàng phủ trên niêm mạc thành sau họng từ trên vòm chảy xuống.
-Tai: mất bóng ở màng nhĩ, trở nên xám đục, hơi lõm vào do tắc vòi nhĩ
-Hạch nhỏ ở góc hàm, rãnh cảnh, có thể sờ thấy bằng tay, cảm giác hơi đau
-Xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu tăng cao.
• Viêm VA mạn tính 
Đây là tình trạng VA quá phát hoặc xơ hóa sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần. 
Viêm VA mạn tính có dấu hiệu đặc trưng như sau: 
-Chảy nước mũi và nghẹt mũi mạn tính
-Khi khối viêm VA càng to sẽ làm cho tình trạng nghẹt mũi và chảy nước mũi tăng lên, nếu để lâu ngày sẽ chảy nước mũi thường xuyên, nước mũi có màu vàng hoặc xanh, chảy nước mũi mủ (bội nhiễm)
-Nghẹt mũi nhiều mức độ, nghẹt về đêm hoặc nghẹt cả ngày hay thậm chí tắc mũi hoàn toàn phải thở bằng miệng, nói khóc giọng mũi.

 

☄️Biến chứng của viêm VA
👉1. Viêm VA cấp tính
-Đường thở bị bít tắc: cửa mũi sau bị tắc, việc thở bằng mũi bị cản trở, dịch ứ đọng và có mủ ở mũi. 
-Lỗ thông khí vào tai giữa bị bít tắc, gây viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, thủng nhĩ có thể dẫn đến giảm thính lực
-Tiến triển thành viêm VA mạn tính
-Có thể bị ngừng thở trong lúc ngủ nếu biến chứng nặng
-Khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ ngáy, bị giật mình nghiến răng khi ngủ hoặc bị đái dầm
Chậm phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ: nghe kém, chậm chạp, kém hoạt bát
👉2. Viêm VA mạn tính
-Gây viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản
-Trẻ không thở được bằng mũi, qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm kém phát triển, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn. 
-Trẻ bị chậm phát triển thể chất và tinh thần
-Có thể bị ngừng thở trong lúc ngủ
-Bao gồm các biến chứng khác giống viêm VA cấp tính.

***Nạo VA mũi cho trẻ em có nguy hiểm không?
Nạo VA mũi ở trẻ không nguy hiểm. Bởi đây là phẫu thuật phổ biến, diễn ra trong thời gian ngắn và không gây biến chứng. Ca phẫu thuật cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, khi bé thực hiện phẫu nạo VA mũi ở trẻ em ở những bệnh viên không an toàn thì có thể gặp những nguy hiểm sau:
– Hiện tượng chảy máu sau khi nạo VA mũi ở trẻ em: Đây là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em sau khi nạo VA mũi ở trẻ em. Sau 5-7 ngày sau khi phẫu thuật, lớp phủ phần vảy bong ra thì sẽ có hiện tượng chảy máu vùng mũi. Lúc này, bé chỉ cần tuân theo chế độ của bác sĩ thì sẽ ít gặp nguy cơ này
– Nhiễm trùng vị trí phẫu thuật: Tình trạng này xảy ra khi dụng cụ phẫu thuật không được vô trùng hoặc bé không kiêng khem theo chế độ của bác sĩ
– Trẻ bị rối loạn hô hấp: Do trẻ có sức đề kháng kém và dị ứng với thuốc mê
– Trẻ bị đổi giọng: Do quá nhiều không khí thoát ra từ vùng mũi hoặc do trẻ ăn đồ lỏng hoặc đồ quá đặc thoát ra vùng mũi. Nếu tình trạng này xuất hiện từ 4- 6 tuần sau phẫu thuật thì bé phải bác sĩ để được điều trị
Để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra sau phẫu thuật thì bố mẹ cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện lớn có khoa tai mũi họng để được các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều kinh nghiệm trực tiếp nạo VA mũi ở trẻ em.

Viết bình luận của bạn