Tìm hiểu về bệnh tổ đỉa, các phương pháp điều trị bệnh.
Nguyễn Bá Hào
Th 5 21/03/2024
Từ sự kế thừa kinh nghiệm dân gian kết hợp với các bài thuốc cổ phương dựa theo nguyên tắc biện chứng luận trị của y học cổ truyền đã đem lại kết quả rất lớn trong quá trình điều trị bệnh tổ đỉa, nhờ đó mà bệnh nhân sẽ có thêm những giải pháp điều trị hiệu quả an toàn và chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh lý tổ đỉa là gì và ưu nhược điểm của từng phương pháp điều trị qua bài viết sau.
1. Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa hay còn gọi là chàm tổ đỉa thuộc nhóm bệnh viêm da tự miễn, với biểu hiện chính là các mụn nước màu trong nhỏ từ 1 – 2mm mọc thành từng đám trên mặt da và ăn sâu vào lớp biểu bì ( giống với tổ của con đỉa ) khu trú ở bàn tay bàn chân hoặc lây lan khắp cơ thể gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, các mụn nước này không dễ tự vỡ nhưng sau một thời gian nó có thể nung mủ, lở loét rồi để lại các vết bong chóc trên nền da ửng hồng, dầy sừng, da nứt nẻ. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tái đi tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và suy giảm chất lượng cuộc sống.
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh tổ đỉa với bệnh ghẻ nước, bệnh chàm eczema và một số bệnh viêm da khác dựa vào tính chất đặc điểm của từng bệnh để đưa đến phương pháp điều trị đúng nhất.
2. Bệnh tổ đỉa có lây không?
Nhìn hình thái bệnh tổ đỉa là các mụn nước mọc thành từng đám trên mặt da, sau thời gian sẽ nung mủ, vỡ ra lở loét tiết dịch, mọi người sẽ nghĩ đến ngay một dạng bệnh ngoài da có thể lây lan qua sự tiếp xúc trực tiêp hoặc gián tiếp. Nhưng câu trả lời là “KHÔNG”! Đây là một dạng bệnh lý viêm da tự miễn, chưa rõ nguyên nhân gây bệnh cụ thể nhưng có liên quan đến rối loạn thần kinh, rối loạn chức năng nội tạng và có đến trên 50% bệnh sinh ra có yếu tố gia đình.
3. Các phương pháp chữa tổ đỉa hiện nay có ưu nhược điểm gì cần chú ý?
Tây y: Thường sẽ sử dụng liệu pháp Corticoid, kháng nấm, chống bội nhiễm.
- Ưu điểm: Làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy của bệnh nhân
- Nhược điểm: Thường có tác dụng phụ gây tổn thương chức năng gan, thận, chỉ làm giảm các triệu chứng bệnh, không điều trị tận gốc bệnh, gây nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc, chi phí cao, tính bền vững sau điều trị thấp.
Mẹo dân gian: Sử dụng các nguồn dược liệu dễ kiếm xung quanh dựa vào kinh nghiệm truyền miệng trong nhân dân như lá trầu không, gừng, lá chè,..
- Ưu điểm: Dễ kiếm, rẻ tiền, dễ áp dụng, có tác dụng giảm ngứa hiệu quả
- Nhược điểm: Dễ gây kích ứng da, không kiểm soát được vấn đề bội nhiễm da khi không có sự giám sát của y tế, chỉ xử lý được phần triệu chứng, tác dụng chậm.
Y học cổ truyền: Ứng dụng lý luận biện chứng luận trị để đưa ra các bài thuốc từ nguồn dược liệu thiên nhiên với phương pháp kết hợp “Bôi ngoài – Ngâm rửa – Uống trong”
- Ưu điểm: Điều trị tận căn nguyên của bệnh, chi phí điều trị rẻ, an toàn trong quá trình điều trị lâu dài, không gây tổn thương chức năng cơ quan cơ thể, hiệu quả đạt được bền vững,
- Nhược điểm: Tác dụng chậm nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì,
4. Cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền.
Theo y học cổ truyền bệnh tổ đỉa là do cơ thể chính khí suy giảm, tấu lý sơ hở thừa cơ cho tà khí trong lục dâm như phong, thấp, nhiệt độc xâm phạm vào làm cản trở sự lưu thông của khí huyết mà hình thành. Phong thấp, nhiệt độc kết lại ở tay gây bệnh gọi là trường phong, ở chân gọi là thấp cước khí.
Với các biểu hiện bệnh đặc trưng của yếu tố gây bệnh như: Ngứa ngáy, nổi mụn nước li ti trên mặt da thành từng đám, mụn nước ăn sâu vào lớp biểu bì, sờ thấy cứng chắc, diễn biến bệnh thường nặng nề hơn vào mùa xuân hè, giảm nhẹ hơn vào mùa đông, mụn nước sau vỡ sẽ để lại lớp vảy dày sừng trên da màu vàng đục hoặc ửng hồng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý, suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
5. Cách phòng bệnh tổ đỉa hiệu quả.
Hạn chế việc cào gãi làm vỡ các mụn nước dễ dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát.
Giữ cho bàn tay luôn khô dáo, sạch sẽ, tránh rửa tay bằng dung môi có khả năng gây kích ứng mạnh.
Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên có khả năng gây dị ứng như: Xà phòng, chất tẩy rửa, hoá chất, lông động vật, kim loại.
Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng của cơ thể.
Tránh căng thẳng áp lực trong cuộc sống, thay đổi lối sống theo hướng tích cực
Bổ sung thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa tái phát.
Địa chỉ điều trị tổ đỉa tại Hà Nội?
Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Bảo Đại Đường
Hotline: 084.22.11.348 - 084.23.11.348
Địa chỉ: 148, ngõ 91, Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội