Lá khôi, tên khoa học Ardisia silvestris, các tên gọi khác Khôi nhung; Khôi tía; là một loài thực vật có hoa trong họ Anh thảo, cây nhỏ, mọc thẳng đứng, cao chừng 2m, thân rỗng xốp, ít phân nhánh. Lá tập trung ở đầu ngọn, mọc so le, phiến lá nguyên, mép có răng cưa nhỏ và mịn thon dài 15–40 cm, rộng 6–10 cm, mặt trên màu lục sẫm mịn như nhung, mặt dưới màu tím đỏ, gân nổi hình mạng lưới. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m, màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Loài này được Charles-Joseph Marie Pitard (1873-1927) mô tả khoa học lần đầu tiên, và được công bố trong Flore Générale de l'Indo-Chine năm 1930.
Công năng:Làm giảm độ acid của dạ dày
Công dụng của lá khôi tía
- Điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, hành tá tràng
- Tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày
- Phục hồi viêm loét bên trong dạ dày, giúp vết viêm dạ dày sớm liền
Cách dùng, liều lượng lá khôi
Theo kinh nghiệm dân gian: Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể dùng độc vị khôi tía vẫn có hiệu quả tốt. Liều dùng 30g ~ 40g lá khô hãm với 1 lít nước sôi, hãm trong thời gian khoảng 20 phút cho nước thuốc ngấm ra là có thể dùng được.
Nước khôi tía dùng trước bữa ăn khoảng 15 phút, sử dụng hiệu quả nhất vào buổi sáng sớm.