THOÁI HÓA CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Nguyễn Hoan
CN 04/04/2021

Thoái hoá cột sống (Degenerative spine) thường là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên. Hậu quả của quá trình này liên quan đến sự biến đổi hình thái trực tiếp lên xương dưới sụn, gai xương, bề mặt sụn, cùng các tổ chức liên quan đến cột sống, bao gồm các hiện tượng suy yếu đĩa đệm, bong, xơ dây chằng… Thoái hóa cột sống thường gây đau nhức và ảnh hưởng lớn đến tinh thần người bệnh.

Cơ chế thoái hóa cột sống

Cột sống bị thoái hóa do phải chịu áp lực quá tải lên sụn khớp và đĩa đệm. Tình trạng này lặp đi lặp lại trong nhiều năm dẫn đến sự tổn thương sụn và xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm và xơ cứng dây chằng bao khớp. Đồng thời quá trình này lâu ngày dẫn đến bào mòn bề mặt khớp và sụn sẽ hình thành các xương mới dọc theo xương hiện tại chính là gai xương. 

Nguyên nhân thoái hóa cột sống 

Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở độ tuổi từ 35 trở đi. Ngoài quá trình lão hóa tự nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến cột sống có thể bị thoái hóa. 

Thoái hóa cột sống do quá trình lão hóa tự nhiên

Theo thời gian, cơ thể chúng ta bắt đầu xảy ra quá trình lão hóa tự nhiên. Cột sống cũng bị bào mòn trong quá trình đó. Tuổi tác lớn khiến xương không còn được chắc khỏe. Chỉ với một tác động nhỏ cũng khiến chúng bị tổn thương. Lượng canxi cũng không còn dồi dào khiến mật độ xương giảm, cột sống yếu đi.


Các mỏm xương cọ xát vào nhau và chèn ép lên rễ thần kinh cột sống, tạo áp lực cho cột sống và gây ra những cơn đau nhức tại vùng cột sống bị thoái hóa.

Thói quen vận động xấu

Một số hoạt động nặng cũng là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

  • Khuân vác nặng, cúi gập người sai tư thế trong thời gian dài.
  • Làm việc quá sức
  • Ngồi làm việc trước máy tính thường xuyên liên tục, ngồi sai tư thế.
  • Chế độ ngủ nghỉ, nằm sai tư thế.
  • Đi giày cao gót quá nhiều 

Chính vì vậy, cần chú ý các động tác và thói quen để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây ra thoái hóa. 

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh và nuôi dưỡng xương chắc khỏe. Chế độ dinh dưỡng không tốt, thiếu chất đặc biệt là thiếu canxi, omega-3 và các khoáng chất thiết yếu khiến cho cột sống bị yếu và dễ bị thoái hóa.

Hay ăn uống thức ăn nhiều dầu mỡ, thường xuyên ăn thức ăn nhanh cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe cột sống.

Di truyền

Nếu bố mẹ mắc bệnh thoái hóa cột sống những đứa con của họ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này hơn những người khác. Đồng thời quá trình thoái hóa ở những người này cũng diễn ra nhanh hơn.

Một số nguyên nhân khác

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay trượt đĩa đệm gây áp lực lên tủy sống và rễ thần kinh gây thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Một số căn bệnh cột sống khác gây thoái hóa: Hẹp ống sống, viêm xương khớp, vỡ sụn xương…
  • Thừa cân, béo phì khiến cho cột sống chịu áp lực quá lớn.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống

Thoái hóa để càng lâu sẽ càng nghiêm trọng dẫn đến nhiều biến chứng và tổn thương cho cột sống và sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy, cần nhận biết các dấu hiệu thoái hóa cột sống từ sớm. 

Giai đoạn đầu

Quá trình thoái hóa mới chỉ bắt đầu. Nhưng cơ thể đã mất dần sự cân bằng vốn có. Đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể cũng mới bắt đầu bị thay đổi. Áp lực lên các cơ quan xung quanh xương sống dần tăng lên. Tuy nhiên, cơ thể ta có một cơ chế tự điều chỉnh để thích ứng, nên các triệu chứng như đau nhức dường như chưa xuất hiện. 

Giai đoạn hai

Những dấu hiệu đau nhức và mệt mỏi bắt đầu xuất hiện ở lưng và cổ. Cột sống có nhiều vấn đề hơn, hình thành gai xương. Người bệnh gặp phải các cơn đau cấp tính thường xuyên hơn.

Tư thế cơ thể dần có sự thay đổi rõ rệt. Tình trạng hẹp đốt sống có thể xảy ra. Đây là vấn đề phổ biến ở 80% nam giới và 76% nữ giới trong độ tuổi 40. 

Giai đoạn ba

  • Cột sống và dây thần kinh bị tổn thương nặng nề. Cùng với đó, người bệnh cũng bị hạn chế vận động. 
  • Đau nhức có thể lan sang vùng khác như vai, đau, cánh tay, thần kinh tọa, hông, đùi hoặc ảnh hưởng đến khả năng đi lại. 
  • Người bệnh có thể gặp tình trạng đường cong sinh lý bị biến đổi, mất cân bằng tư thế và biến dạng xương nghiêm trọng. 
  • Có cảm giác khó chịu kèm theo đó là ăn không ngon, ngủ không yên, sút cân, giảm hiệu quả trong công việc.

Giai đoạn cuối

  • Trong giai đoạn này, hầu hết các vấn đề đã phát sinh trong các giai đoạn trước sẽ trở thành tổn thương không thể chữa lành. Tình trạng đau mỏi diễn ra liên tục.
  • Teo cơ do thần kinh bị chèn ép lâu ngày, xảy ra viêm cột sống dính khớp.
  • Người bệnh có thể bị hạn chế cử động hoặc cứng gáy do cột sống cổ bị hẹp đĩa liên đốt, biến dạng hoặc mất đường cong sinh lý.


Để chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm hình ảnh X-quang hoặc MRI. Hình chụp MRI giúp bác sĩ nhìn thấy sự ảnh hưởng của sự thoái hóa đến các dây thần kinh. Từ đó, đánh giá chính xác mức độ hiện tại của bệnh.


Ảnh hưởng của thoái hoá cột sống 

Thoái hóa cột sống thường không đe dọa lớn đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Cột sống cổ và thắt lưng có chứa nhiều dây thần kinh vận động quan trọng. Do đó, khi vị trí cột sống này bị thoái hóa sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như bị mất hoàn toàn chức năng vận động, tàn phế suốt đời.


Những biến chứng nguy thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống như:

  • Mất ngủ: Những cơn đau nhức kéo dài và âm ỉ sẽ khiến người bệnh không thể chìm sâu vào giấc ngủ, thường xuyên mất ngủ.
  • Đau lan rộng: Người bệnh không chỉ bị đau ở mỗi vị trí thoái hóa mà cơn đau có thể lan sang những vị trí xung quanh.
  • Hạn chế khả năng vận động: Thoái hóa cột sống gây đau nhức và hình thành gai xương dẫn đến gây đau đớn và hạn chế khả năng vận động. Biến chứng này khiến người bệnh khó cử động, không ngoái được cổ hay cúi gập người, đứng lên ngồi xuống khó khăn.
  • Gây bại liệt: Thoái hóa lâu ngày sẽ dẫn đến hình thành các gai xương trên đốt sống. Những gai xương này chèn ép vào dây thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức lan sang các bộ phận khác, thậm chí là bại liệt.
  • Rối loạn tiền đình: Thoái hóa sẽ làm tổn thương lỗ tiến hợp, chèn ép mạch máu khiến người bệnh bị rối loạn tiền đình. Những biến chứng nguy hiểm khi bị rối loạn tiền đình như cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, lo lắng, ăn ngủ kém, đặc biệt là hay bị chóng mặt, dễ dẫn đến ngã, tai nạn.
  • Đau thần kinh tọa: Cũng giống như chèn ép dây thần kinh, các gai xương mọc dài có thể chèn vào dây thần kinh tọa khiến người bệnh bị đau nhức và lan sang các bộ phận xung quanh mà dây thần kinh tọa đi qua.
  • Thoát vị đĩa đệm: Khi cột sống bị thoái hóa, các đĩa đệm rất dễ bị thoát vị ra ngoài chỉ với một tác nhân đủ mạnh như mang vác nặng, động tác thể thao đột ngột hoặc quá sức,…
  • Gây bệnh lý khác: Ngoài ra, bị bệnh lâu ngày có thể gây thêm một số bệnh lý về cột sống khác như gai cột sống, gù vẹo hoặc cột sống biến dạng.

Để được tư vấn và hỗ trợ về bệnh lý thoái hoá cột sống từ PGS.BS Lê Lương Đống, bạn vui lòng liên hệ đến Phòng khám Đạt Đại Đường.

Viết bình luận của bạn