SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COVID 19 ĐẾN HỆ THỐNG TIM MẠCH

Nguyễn Trường Thi
Th 6 01/04/2022

CHỨNG HẬU COVID 19 ẢNH HƯỞNG ĐẾN 

HỆ THỐNG TIM MẠCH NHƯ THẾ NÀO???

 

Theo các chuyên gia Y tế, những biến chứng trên xảy ra có thể do virus SARS-CoV-2 ức chế hệ miễn dịch làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Từ đó làm giảm nồng độ oxy trong máu và gây rối loạn nhịp tim. Sự xuất hiện của virus “lạ” trong cơ thể cũng kích thích các phản ứng miễn dịch tạo ra các báo động giả, kích hoạt hoạt động của thần kinh tự chủ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

Tổn thương tim do COVID-19, bao gồm các tổn thương trực tiếp do virus SARS-CoV-2 xâm nhập gây hư hại tế bào cơ tim cùng với tình trạng viêm, tăng đông và thiếu oxy do phổi bị tổn thương. Điều đáng lo ngại, tình trạng viêm, tăng đông không kết thúc ngay sau khi nhiễm mà nó vẫn sẽ tiếp tục tiến triển vài tuần, vài tháng ở một số người và gây ra hội chứng tim mạch hậu COVID-19

*Lưu Ý: Với người bệnh F0/F1 đã khỏi bệnh cũng không được chủ quan cho dù mắc triệu chứng nhẹ. Một số dấu hiệu cảnh báo dưới dây giúp chúng ta dễ dàng nhận diện di chứng tim mạch hậu COVID-19 để tái khám sớm:

Khó thở: Nguyên nhân khó thở không chỉ đến từ phổi. Nếu cảm thấy mệt, thở dốc khi leo cầu thang hoặc khi gắng sức dù trước đây không bị thì rất có thể tim mạch đang gặp vấn đề.

Đau ngực: Cơn đau không nhất thiết phải đau thắt, đôi khi cảm giác chỉ như bị đè ở chính giữa ngực hoặc ở ngực trái.

Nhịp tim bất thường: Tim đập nhanh, đập yếu, loạn nhịp, bỏ nhịp đi kèm với đánh trống ngực, bồn chồn, lo âu.

Đó là chưa kể đến rối loạn nhịp làm giảm khả năng bơm máu của tim, giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ thể. Hệ thống miễn dịch không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất, trong khi chúng liên tục bị kích hoạt bởi tác động của nỗi lo lắng, căng thẳng, sợ hãi. Tất cả những tác động tiêu cực này đều gây bất lợi cho người bệnh có tiền sử tim mạch, rối loạn nhịp tim, kể cả là nhiễm COVID-19 hay chưa. Đây là lý do vì sao ở thời điểm hiện tại bạn cần nâng cao sức khỏe tim mạch và hệ miễn dịch.


 

Viết bình luận của bạn