BỆNH LIỆT NỬA MẶT - LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VII CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG? LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU TRỊ?

Nguyễn Ngọc Mai
Th 7 01/10/2022

Liệt nửa mặt, hay còn gọi là liệt dây thần kinh số VII ngoại biên do tổn thương dây thần kinh mặt là tình trạng mất vận động một phần các cơ hay hoàn toàn các cơ của nửa mặt.

Bệnh liệt dây thần kinh số VII ngoại biên có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Nhưng phần lớn những trường hợp bị bệnh là do cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột và gây ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh này.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây bệnh khác có thể kể đến là các biến chứng các loại chấn thương, chẳng hạn như chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm, thường xuyên bị viêm tai mũi họng mà không được điều trị dứt điểm,…

Các dấu hiệu thường thấy của bệnh có thể như:

Mặt bị xệ hoặc hơi cứng một cách bất thường.

Miệng bị méo, lệch hẳn sang một bên.

Một bên mắt không thể nhắm kín.

Uống nước rất khó khăn, thường bị trào ra ngoài.

Bỗng nhiên thấy mặt tê và một bên mặt yếu hẳn đi.

Khó cười, khó nói.

Đau nhức trong tai, đau nhức đầu.

Vị giác kém.

Nước mắt và nước miếng tiết ra nhiều hơn bình thường.

 

LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VII NGOẠI BIÊN CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Bệnh liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các di chứng khác nhau ở mỗi đối tượng bệnh nhân tùy thuộc vào mức độ bệnh và thời gian điều trị bệnh. Càng để lâu, biến chứng càng phức tạp. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh:

Các biến chứng về mắt: Người bệnh có thể bị viêm kết mạc, viêm giác mạc, hay loét giác mạc, và tình trạng lộn mí. Tuy nhiên, bằng cách nhỏ thuốc, đeo kính hay khâu sụn mí, những biến chứng này có thể được phòng tránh.

Đồng vận: Chính là tình trạng co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ có thể kể đến như mép bị kéo khi nhắm mắt. Phục hồi chức năng là cách có thể khắc phục tình trạng này.

Tình trạng co thắt nửa mặt sau liệt mặt.

Chảy nước mắt khi ăn, đây là biến chứng hiếm gặp và còn có tên gọi khác là hội chứng nước mắt cá sấu.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH NHƯ THẾ NÀO?

Nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị bệnh không quá phức tạp với phương pháp phổ biến là là mát xa kết hợp với châm cứu. Phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị khỏi sau khoảng 3 tuần và cơ hội điều trị cao.

Đối với liệt VII ngoại biên, y học cổ truyền đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bởi phương pháp an toàn, hiệu quả cao mà không cần thiết phải can thiệp ngoại khoa.

 

 

 

 

Viết bình luận của bạn