Đau đầu căng cơ: Bệnh phổ biến ở dân văn phòng và cách điều trị

Nguyễn Bá Hào
Th 5 21/03/2024

Đau đầu căng cơ là một trong những bệnh phổ biến mà bất kì ai trong đời cũng có thể mắc phải, tỉ lệ mắc cao ở những người làm việc văn phòng, thường làm việc với máy tính nhiều, hay giữ tư thế cúi lâu không vận động, căng thẳng, ngồi trong phòng máy điều hoà lạnh, giờ giấc nghỉ ngơi không hợp lý,..điều này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng làm việc và chất lượng cuộc sống.

1. Đau đầu căng cơ là gì?

- Là tình trạng đau đầu kèm theo các điểm đau căng của hệ thống nhóm cơ xung quanh vùng đầu như cơ cổ vai gáy, điểm bám cơ vùng xung quanh nền sọ, người bệnh cảm thấy đầu đau như có vật gì đó thít chặt lại, cơn đau có thể kéo dài 30 phút hoặc vài ngày, nghỉ nghơi thư giãn cơn đau có giảm, mất ngủ hay căng thẳng cơn đau tăng nặng hơn. Tuy đau đầu căng cơ không gây nguy hiểm tính mạng người bệnh nhưng làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và chất lượng cuốc sống.

2. Phân loại đau đầu căng cơ có mấy thể?

- Đau đầu căng cơ cấp tính: Cơn đau khởi phát đột ngột, cảm giác siết chặt, nặng trên đầu, mức độ đau không có chiều hướng tăng lên khi hoạt động, sợ tiếng ồn, ánh sáng cường độ mạnh, cơn đau thành từng cơn có thể giảm sau khoảng 30 phút, cơn đau giảm và hết sau dưới 01 tuần

- Đau đầu căng cơ mãn tính: Cơn đau khởi phát từ từ, cảm giác siết chặt nặng trên đầu, cơn đau có thể thành từng cơn hoặc liên tục kéo dài trên 02  tuần

3. Triệu chứng của đau đầu căng cơ là gì?

- Đau đầu âm ỉ, tính chất đau có thể thành từng cơn hoặc liên tục.

- Đau cảm giác như có vật gì đó siết chặt vòng quanh đầu, hay như có vật nặng đè lên đầu, các biểu hiện càng ngày càng trở nên rõ dệt hơn.

- Đau các nhóm cơ, điểm bám gân cơ xung quanh đầu như: Đau các cân cơ quanh nền sọ, đau thành các điểm gây kích thích làm tăng nặng cơn đau, đau căng cơ vùng cổ vai gáy.

- Đau nhức mỏi hốc mắt, có thể kèm cảm giác nóng vùng hốc mắt.

- Sợ tiếng ồn, sợ ánh sáng có cường độ mạnh.

- Đau tăng khi hoạt động mạnh, giảm khi nghỉ ngơi,

4. Dấu hiệu đau đầu căng cơ bạn phải đến bác sĩ ngay là gì?

- Đau đầu kèm theo sốt, sốt cao.

- Đau không đáp ứng thuốc giảm đau.

- Cơn đau trở nên dữ dội, có thể kèm theo các biểu hiện tổn thương khác như: Chân tay mỏi yếu, nói khó, nhìn mờ, ù tai…

- Cơn đau xuất hiện với tần xuất nhiều hơn.

5. Phác đồ điều trị đau đầu căng cơ

Sau khi thăm khám bác sĩ sẽ có các hướng điều trị cơ bản như: Dùng thuốc và không dùng thuốc.

5.1) Dùng thuốc: Có sử dụng thuốc tân dược hoặc thuốc đông dược.

- Thuốc tây

  • Nhóm giảm đau: Paracetamol, Aspirin
  • Nhóm giãn cơ: Myonal, Baclofen
  • Nhóm chống trầm cảm: Diazepam, Gabapentin

- Thuốc đông y: Cá nhân hoá điều trị nên các bác sĩ y học cổ truyền sẽ phối các vị thuốc trên từng người bệnh là khác nhau.

5.2) Không dùng thuốc: Là phương pháp hữu hiệu, giảm đau nhanh, không tác dụng phụ, an toàn.

- Vật lý trị liệu: Kích thích từ trường xuyên sọ, siêu âm

- Xoa bóp bấm huyệt, điện châm, cứu ngải: Các a thị huyệt, Hợp cốc, phong trì, bách hội, xuất cốc, dầu duy,…

6. Cách phòng chống đau đầu căng cơ tái diễn?

- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn như: Yoga, dưỡng sinh, thiền, bơi lội, đi bộ,..

- Giảm tải áp lực công việc, tránh căng thẳng thần kinh, tinh thần lạc quan, lối sống tích cực.

- Khi làm việc phải đúng tư thế, không giữ cố định một tư thế quá lâu, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý,…

- Chế độ ăn: Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, bổ sung các dòng vitamin, khoáng chất,…

- Tự tập luyện xoa bóp massage các bài đơn giản tại nhà giảm nhanh chứng đau đầu căng cơ: Xoa bóp nhẹ nhàng kết hợp day ấn các huyệt vùng đầu cổ gáy đều đặn ngày 2-3 lần, mỗi lần khoảng 15-20 phút.

Viết bình luận của bạn