Bệnh gout: Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, quan điểm điều trị theo đông y

Nguyễn Bá Hào
Th 4 13/03/2024

1. Bệnh gout là gì?

- Gout là tình trạng viêm khớp gây nên do sự rối loạn chuyển hoá acid uric, làm cho lượng acid uric trong máu tăng cao tạo nên các tinh thể urat sắc nhọn tích tụ lại ở các khớp xương gây nên các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, cơn đau thường xảy ra đột ngột và dữ dội, sau 1 – 2 tuần các triệu chứng sẽ giảm dần đến hết. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên ( từ 30 – 60 tuổi ), tỷ lệ nam giới mắc nhiều hơn nữ, nhưng cũng có khi gặp ở những người trẻ tuổi và nữ giới.

2. Quan điểm y học cổ truyền về gout.

- Y học cổ truyền quy bệnh gout thuộc chứng thống phong, lịch tiết phong, bạch hổ phong hay bạch hổ lịch tiết.

3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền.

- Ngoại nhân: Phong, hàn, thấp, nhiệt

- Bất nội ngoại nhân: Ăn uống không điều độ

- Cơ chế bệnh sinh: Do chính khí hư tổn, vệ khí bất cố tà khí thừa cơ xâm nhập cộng với ăn uống thất điều làm cho công năng vận hoá của tạng phủ suy giảm, chức năng khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà thành các u cục ứ đọng quanh khớp, dưới da dẫn đến các chứng sưng đau, nóng đỏ các khớp và cơn đau xảy ra đột ngột và dữ dội.

4. Các thể lâm sàng theo y học cổ truyền

a) Thể phong thấp nhiệt:

- Triệu chứng: Sưng, nóng, đỏ, đau một hoặc nhiều khớp, đau cự án, sợ gió, miẹng khô khát, phiền táo bứt rứt, tiểu vàng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác.

- Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng chỉ thống.

- Bài thuốc: Bạch hổ quế chi thang gia giảm.

- Không dùng thuốc: Châm tả các huyệt tại chỗ, các huyệt theo học thuyết kinh lạc.

b) Thể phong hàn thấp:

- Triệu chứng: Sưng nề, hạn chế vận động, có hạt lắng đọng cạnh khớp, đau có tính di chuyển, sợ gió, gặp lạnh đau tăng, chườm ấm dễ chịu, đau bứt dứt, có thể kèm tê bì, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhớt, mạch huyền.

- Pháp điều trị: Khu phong tán hàn trừ thấp,thông kinh lạc chỉ thống.

- Bài thuốc: Ô đầu thang gia giảm.

- Không dùng thuốc: Cứu ngải các huyệt tại vị trí đau, theo học thuyết kinh lạc.

c) Thể đàm ứ trở trệ:

- Triệu chứng: Các khớp sưng, tái đi tái lại nhiều lần, có các hạt nổi cứng cạnh khớp, sắc da tím, chát lưỡi bệu, rêu trắng bẩn, mạch huyền hoạt.

- Pháp điều trị: Hoạt huyết tán ứ trừ đàm, chỉ thống.

- Bài thuốc: Nhị trần thang gia giảm.

- Không dùng thuốc:

d) Thể can thận hư:

- Triệu chứng: Đau khớp tái lại nhiều lần, lúc nặng lúc nhẹ, đau âm ỉ di chuyển nhiều khớp, hạn chế vận động khớp, biến dạng khớp, có hạt cứng nổi cạnh khớp, kèm đau mỏi lưng gối, người mệt mỏi, đau đầu hoa mắt chóng mặt, thở hụt hơi, rêu lưỡi trắng chất lưỡi nhợt, mạch trầm vô lực.

- Pháp điều trị: Bổ can thận, trừ phong thấp, thông kinh lạc chỉ thống.

- Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm.

- Không dùng thuốc:

  • Châm tả các huyệt tại vị trí khớp đau.
  • Châm  bổ các huyệt: Thận du, can du, thái xung, thái khê, dương lăng tuyền.
Viết bình luận của bạn