Hướng dẫn sử dụng tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 3 02/07/2024
Viêm mũi dị ứng gần như là một căn bệnh mãn tính khó chữa khỏi hoàn toàn, tái đi tái lại nhiều lần kèm theo các triệu chứng khó chịu. Ngoài khám chữa theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng ngay tại nhà. Bởi tỏi là nguyên liệu phổ biến, dễ tìm, những phương pháp dùng tỏi cũng dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tức thời. Trong bài viết dưới đây, Bảo Đại Đường sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các phương pháp dùng tỏi an toàn.
1. Tác dụng của tỏi khi chữa viêm mũi dị ứng
Tỏi từ lâu đã được biết đến là một nguyên liệu, gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam và tạo nên hương vị cho các món ăn trên mâm cơm thường ngày. Tuy nhiên, ít ai biết rằng tỏi còn có nhiều tác dụng hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý, đặc biệt là viêm mũi dị ứng.
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, quy vào ba kinh can, tỳ, vị. Tỏi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế. Vậy nên, tỏi được sử dụng để kháng khuẩn, kháng virus, giúp tiêu đờm, giảm ho, long đờm, giảm nghẹt mũi, hỗ trợ điều trị các bệnh như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản,...
Tác dụng khi dùng tỏi khi chữa viêm mũi dị ứng
Trong Tây y, tỏi chứa hàm lượng cao hoạt chất Allicin - một hợp chất Sulfur hữu cơ có khả năng chống viêm mạnh. Allicin hoạt động bằng cách ức chế các enzym Cyclooxygenase (COX) - nhóm enzym đóng vai trò quan trọng tạo nên quá trình viêm. Nhờ vậy, tỏi giúp giảm sưng tấy, phù nề, viêm nhiễm và các triệu chứng nghẹt mũi khác do viêm mũi dị ứng gây ra. Ngoài ra, Allicin trong tỏi cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm và những tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Trong tỏi còn chứa nhiều vitamin C, vitamin B6 và Selen. Đây là những dưỡng chất thiết yếu bổ sung cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Sử dụng tỏi hàng ngày còn giúp bạn bổ sung cho cơ thể nhiều hợp chất chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mãn tính, trong đó có viêm mũi dị ứng.
2. Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi theo Đông y
Theo quan điểm Đông y, viêm mũi dị ứng thường do công năng tạng phế, tỳ suy giảm, phong hàn, tà khí xâm nhập mà gây ra. Do đó, cách chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi tập trung vào việc tăng cường sức đề kháng, để cải thiện chức năng của phế, tỳ vị và đẩy lùi tà khí. Ngoài ra, sử dụng tỏi để điều trị viêm mũi dị ứng cũng khá dễ dàng, bằng nhiều cách như sau:
2.1. Sử dụng tỏi vào món ăn hằng ngày
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tận dụng lợi ích của tỏi, vì hầu như mâm cơm nào cũng có thể thêm vị tỏi để mùi vị đậm đà. Khi kết hợp với món ăn, tỏi cũng không còn khó ăn nữa, tạo ra vị cay nồng đặc trưng. Tốt nhất, bạn nên sử dụng 2 đến 3 tép tỏi tươi giã nhuyễn, vì khi đó enzym bên trong sẽ hoạt hóa alliin và biến đổi thành allicin.
Sử dụng tỏi vào món ăn hằng ngày
Tỏi có thể được thêm vào các món ăn như xào, kho, súp, salad,... để tăng hương vị. Nếu không ăn được tỏi sống, người bệnh có thể ướp tỏi vào các loại đồ muối trong ngày ăn luôn, hoặc băm nhỏ thả vào nước chấm hàng ngày. Chỉ cần sử dụng 2 đến 3 tép tỏi tươi, bạn sẽ tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa được các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng.
2.2. Kết hợp tỏi và mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm dịu các triệu chứng viêm mũi dị ứng như nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng. Trước đây, mật ong cũng được dùng để pha với nước ấm, nhuận họng, giảm ho và giảm các triệu chứng về đường tiêu hóa. Bạn có thể chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong uống mỗi ngày, hai thành phần hỗ trợ nhau để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Cách thực hiện tỏi ngâm mật ong:
Tỏi lột vỏ, rửa sạch và cắt thành những miếng mỏng.
Sau khi để tỏi khô ráo hoàn toàn, bạn để tỏi vào lọ thủy tinh sạch, đổ mật ong vào ngâm ngập tỏi.
Từ hôm sau, bạn có thể dùng nước mật ong ngâm tỏi để pha với nước ấm, uống mỗi sáng.
Cách thực hiện nước cốt tỏi mật ong chữa viêm mũi dị ứng:
Tỏi bạn cũng lột vỏ sạch, sau đó rửa rồi giã nát tỏi, vắt lấy nước cốt.
Trộn nước cốt tỏi với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 nếu bạn không chịu được mùi tỏi nguyên chất.
Dùng bông gòn hoặc tăm bông hỗn hợp này để thoa vào bên trong mũi để giảm nghẹt mũi.
Bạn để tỏi ngấm vào niêm mạc trong từ 5 đến 10 phút, sau đó xì hết dịch ra rồi rửa lại với nước muối sinh lý.
Kết hợp tỏi và mật ong chữa viêm mũi dị ứng
2.3. Sử dụng tỏi và dầu mè
Dầu mè có nhiều Vitamin nhóm B và E, ngoài ra còn chứa nhiều chất chống oxy hóa ngăn cản các gốc tự do có hại. Ngoài ra, dầu mè cũng có tính kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả, giúp cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể.
Cách thực hiện:
Lột sạch vỏ tỏi, sau đó rửa sạch sẽ rồi để ráo.
Giã nát tỏi, sau đó bạn trộn với dầu mè theo tỷ lệ 1:1.
Bạn dùng nước muối sinh lý để rửa sạch mũi, để khô hoàn toàn. Sau đó, bạn dùng bông gòn thấm hỗn hợp và thoa vào bên trong mũi để giảm nghẹt mũi.
Bạn massage nhẹ nhàng vùng sống mũi và hai bên cánh mũi trong vòng 5 đến 10 phút, rồi lại rửa lại sạch bằng nước muối sinh lý.
2.4. Sử dụng tỏi và rượu
Rượu có tính sát khuẩn, giúp tiêu đờm, giảm nghẹt mũi. Kết hợp tỏi và rượu có thể giúp tăng cường hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng do đờm ứ từ hai loại thực phẩm này. Ngoài ra, chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi cũng chính là một vị thuốc được người xưa đánh giá cao.
Cách thực hiện:
Lột sạch vỏ tỏi, sau đó rửa sạch sẽ rồi để ráo rồi giã nát để tăng hiệu quả.
Cho tỏi đã khô ráo hoàn toàn vào bình thủy tinh, 1 lít rượu trắng sẽ ngâm cùng với 0.5kg tỏi tươi đã giã nát.
Bạn bảo quản hũ rượu ngâm tỏi ở nơi thoáng mát trong khoảng 10 ngày mới lấy ra dùng. Ngoài ra, nếu bạn thấy tỏi ngâm đã xuất hiện màu vàng thì cũng có thể lấy ra thực hiện.
Bạn lấy rượu tỏi pha loãng với nước ấm để uống hoặc dùng tăm bông chấm hỗn hợp rượu rồi bôi nhẹ lên niêm mạc mũi.
Dùng rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng
3. Lưu ý khi sử dụng tỏi chữa viêm mũi dị ứng
Tỏi không hổ danh là “thần dược” của dân gian, có nhiều tác dụng hiệu quả và điều trị được nhiều bệnh lý. Vậy nên, tỏi là một phương pháp an toàn và hiệu quả để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo “thần dược” này phát huy hiệu quả tốt nhất, khi thực hiện bạn lưu ý những vấn đề sau:
Bạn nên sử dụng tỏi theo liều lượng vừa phải, vì tỏi có vị cay, sử dụng quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ như ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy,...
Bạn không được nhỏ trực tiếp nước cốt tỏi nguyên chất vào mũi vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, bạn không nên dùng tỏi vào buổi sáng, khi đang đói và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
Tỏi có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhưng hiệu quả không nhanh, vậy nên bạn phải duy trì sử dụng lâu dài.
Qua bài viết trên, bạn đọc đã được tìm hiểu những cách dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, trước khi tự điều trị, bạn phải đến cơ sở y tế thăm khám về tình trạng bệnh trước. Để đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên môn của Bảo Đại Đường, bạn hãy liên hệ qua số 0842211348 nhé!
Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc từ hạt gấc chữa viêm mũi dị ứng