Cách sử dụng lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm chi tiết
Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 3 25/06/2024
Lá ngải cứu từ lâu đã được biết đến như một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Bởi vì khi Tây y chưa phát triển, ông cha ta vẫn luôn sử dụng những bài thuốc dân gian, nhất là các căn bệnh xương khớp khi thoát vị đĩa đệm. Trong đó, ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm là loại thảo dược dễ kiếm, giảm đau, tiêu sưng hiệu quả. Trong bài viết dưới đây của Bảo Đại Đường, mời bạn đọc tham khảo những cách sử dụng hiệu quả nhất.
1. Công dụng của lá ngải cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Là ngải cứu còn được gọi là nhả ngải, ngải diệp hoặc cây thuốc cứu, ưa ẩm, dễ sống và cũng dễ tìm. Lá ngải thường được trồng tại nhà để dùng làm nguyên liệu nấu ăn hoặc cây thuốc chữa bệnh khi cần dùng. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều người truyền tai nhau về tác dụng và những lợi ích của loại thảo dược này, nhất là dùng để điều trị các bệnh về xương khớp.
Theo Đông y, lá ngải cứu có tính ấm, vị đắng, có tác dụng chống viêm, giảm đau, tiêu sưng, sát trùng, làm ấm kinh mạch, an thai và điều hòa kinh nguyệt. Do đó, lá ngải diệp xuất hiện trong rất nhiều bài thuốc dân gian, chữa các bệnh lý từ cảm cúm cho đến xương khớp như gai cột sống, thoái hóa cột sống và đặc biệt là thoát vị đĩa đệm.
Công dụng của lá ngải cứu trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Các nghiên cứu của Tây y cũng chỉ ra rằng, trong ngải cứu có chứa nhiều hoạt chất như adenin, flavonoid và cholin có tác dụng giảm đau xương khớp. Ngoài ra, trong ngải cứu còn chứa nhiều chất kháng khuẩn có lợi và dẫn xuất este như tricosanol, cineol, tetradecatrilin… giúp cải thiện các cơn đau do dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép.
Trong sách y Tuệ Tĩnh, cả cây ngải cứu từ rễ, thân, lá đều có chứa khoảng 0,2 – 0,34% tinh dầu. Lượng tinh dầu trong ngải cứu có tác dụng làm giảm các cơn đau nhức, hiệu quả khi điều trị thoát vị đĩa đệm.
Đọc thêm: Sử dụng cây chìa vôi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
2. Hướng dẫn sử dụng ngải cứu để điều trị thoát vị đĩa đệm
Lá ngải cứu có tính ấm, giúp làm giãn cơ, giảm co thắt cơ, từ đó cải thiện tình trạng căng cứng cơ bắp do thoát vị đĩa đệm. Lá ngải cứu dùng để chườm nóng, ngâm chân hoặc sắc với các loại thảo dược khác để tăng hiệu quả.
2.1. Chườm lá ngải cứu sao nóng giảm đau nhức
Dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách chườm nóng là phương pháp khá hiệu quả, có thể nhân đôi tác dụng. Phương pháp này mang lại hiệu quả khá nhanh chóng, giúp giảm nhanh cơn đau ở vùng đĩa đệm, ngoài ra còn cải thiện các cơn đau do thoái hóa khớp, đau lưng, đau mỏi cơ bắp.
Chườm lá ngải cứu sao nóng giảm đau nhức
Chuẩn bị nguyên liệu
Lá ngải cứu tươi: 500g
Muối: 1 muỗng cà phê
Khăn sạch: 1 chiếc
Cách thực hiện
Rửa sạch lá ngải cứu rồi để ráo nước.
Bạn cho lá ngải cứu vào chảo cùng muối hạt, đảo đều trên lửa nhỏ cho đến khi lá ngải cứu mềm và héo (viền lá có màu vàng).
Cho lá ngải cứu đã sao nóng vào khăn sạch, gói lại cẩn thận và thử độ ấm trước.
Chườm nóng túi lá ngải cứu lên vùng thoát vị đĩa đệm hoặc vị trí cảm thấy đau nhức trong khoảng 15-20 phút, lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.
2.2. Uống hỗn hợp ngải cứu và mật ong chữa bệnh
Để cải thiện tình trạng đau nhức từ bên trong, người bệnh có thể sử dụng phương pháp uống nước ngải cứu và mật ong. Bên trong mật ong chứa rất nhiều dinh dưỡng, hỗ trợ chống oxy hóa và ngăn cản gốc tự do tấn công, kết hợp với tính kháng viêm, giảm đau của ngải cứu thành một bài thuốc tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu
100g hoặc một bó ngải cứu tươi
2 thìa cà phê mật ong
Khoảng 5g muối
Cách thực hiện
Rửa sạch lá ngải cứu, loại bỏ hết phần lá sâu, lá úa rồi đem ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn.
Thái nhỏ lá ngải cứu rồi cho vào máy xay để xay nhuyễn với nước muối loãng, sau đó bạn đem chắt lấy nước ngải cứu.
Cho 2 thìa mật ong vào trộn chung với hỗn hợp nước ngải cứu, sau đó chia thành 2 phần và dùng hết trong ngày.
Uống hỗn hợp mật ong và ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
2.3. Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu
Nước lá ngải cứu có thể giúp làm giãn cơ, giảm co thắt cơ bắp, từ đó giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm. Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu giúp kích thích lưu thông máu, hỗ trợ vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các đĩa đệm, thúc đẩy quá trình phục hồi. Đặc biệt, ngâm chân bằng nước ngải ấm trước khi đi ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn, không còn khó chịu vì những cơn đau ở thắt lưng.
Chuẩn bị nguyên liệu
Lá ngải cứu tươi: 50g
Nước: 1 lít
Muối: 1 muỗng cà phê
Chậu ngâm: 1 chiếc
Khăn mềm: 1 chiếc
Cách thực hiện
Bạn nhặt lá bị úa vàng rồi rửa sạch để loại bỏ đất bẩn trên lá ngải cứu.
Cho lá ngải cứu vào nồi, đổ 1 lít nước ngập mặt nguyên liệu rồi đun sôi để hoạt chất trong lá thoát ra nước.
Cho thêm muối vào nồi nước, khuấy đều để muối tan hoàn toàn rồi tắt bếp, để nước nguội bớt.
Cho nước lá ngải cứu đã nguội vào chậu ngâm và bắt đầu ngâm chân trong nước lá ngải cứu ấm khoảng 15-20 phút.
Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
2.4. Chườm ngải cứu và giấm gạo để chữa bệnh
Tương tự như ngải cứu, giấm gạo cũng có khả năng kháng khuẩn tốt, còn có thể chống viêm và giảm đau nếu biết cách sử dụng. Khi kết hợp giấm gạo và ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm, tác dụng giảm đau, chống viêm sẽ càng hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu
Ngải cứu tươi: 300gr
Giấm gạo: 200ml
Khăn sạch: 1 chiếc
Cách thực hiện
Ngải cứu bạn chọn cây xanh, loại bỏ hết phần lá vàng rồi đem đi rửa sạch.
Giã nát lá ngải cứu, sau đó đỏ giấm gạo vào rồi đun nóng trên bếp.
Bạn chỉnh nhiệt độ của nước rồi đổ ra khăn, sau đó đắp lên vùng bị đau ở cột sống hoặc thắt lưng trong vòng 15 phút.
Mỗi ngày, bạn kiên trì thực hiện từ 2 đến 3 lần, đều đặn mỗi tuần trong vòng 1 tháng để thấy hiệu quả.
2.5. Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và rượu trắng
Rượu trắng cũng có tính kháng viêm tốt, kết hợp với lá ngải có tính ấm giúp cơ thể giảm đau.
Chuẩn bị nguyên liệu
Ngải cứu tươi: 1 bó
Rượu trắng
Cách thực hiện
Chỉ dùng phần ngọn non của ngải cứu, rửa sạch rồi cho vào cối giã nát.
Đổ rượu trắng vào, sau đó cho hỗn hợp lên bếp đun đến khi nóng.
Đổ hỗn hợp trên ra khăn, sau đó chườm lên vùng đau nhức trong vòng 15 phút. Bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, duy trì trong 1 tháng.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu và rượu trắng
2.6. Dùng kết hợp ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi và rượu trắng
Phương pháp sử dụng kết hợp ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi và rượu trắng để điều trị thoát vị đĩa đệm được truyền tai nhau trong dân gian. Công dụng của phương pháp này là giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm chống viêm, chống sưng tấy và kích thích lưu thông máu.
Chuẩn bị nguyên liệu
Lá ngải cứu tươi: 200g
Vỏ chanh: 1kg
Vỏ bưởi: 2 quả
Rượu trắng: 2 lít
Cách thực hiện
Rửa sạch lá ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi rồi thái nhỏ cả 3 nguyên liệu trên.
Cho lá ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi lên chảo sao cho nóng lên rồi bỏ vào bình thủy tinh.
Đổ rượu trắng vào bình sao cho ngập hết nguyên liệu, để ngâm khoảng 30 ngày là có thể dùng.
Mỗi lần sử dụng khoảng 20ml ra uống, giúp thuyên giảm cơn đau nhanh chóng.
2.7. Sử dụng lá ngải cứu trong bữa ăn
Ngoài ra, lá ngải cứu còn được bổ sung bằng cách kết hợp vào món ăn thông thường trong gia đình. Mà không chỉ để chữa thoát vị đĩa đệm, ăn ngải cứu cũng có nhiều tác dụng, được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon.
Canh ngải cứu và thịt heo nạc: Thịt băm nhỏ, ngải cứu lấy phần ngọn. Sau khi phi hành với thịt băm, bạc cho nước và cho lá ngải cứu, nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.
Trứng rán ngải cứu: Ngải cứu băm nhỏ, cho vào bát rồi trộn chung với trứng gà. Sau đó, bạn nêm luôn gia vị vào trứng, bắc chảo đun nóng dầu rồi đổ hỗn hợp vào, chiên đến khi trứng chín.
Gà hầm ngải cứu: Gà nguyên con làm sạch, nhét ngải cứu, hạt sen, táo tàu,... vào trong bụng rồi cho vào nồi hầm khoảng 1 tiếng.
Ăn sống kèm với thức ăn.
Sử dụng lá ngải cứu trong bữa ăn
Xem thêm: Tìm hiểu bài thuốc lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
3. Một số lưu ý khi điều trị thoát vị địa đệm bằng ngải cứu
Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào, dù là một loại cây lành tính như ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm, bạn đều phải tham khảo ý kiến của các sĩ trước. Bởi vì ngải cứu chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, không thể điều trị bệnh tận gốc được. Ngoài ra, người bệnh còn phải đảm bảo lưu ý những vấn đề sau:
Lượng ngải cứu khô được khuyến nghị sử dụng mỗi ngày là từ 3g đến 5g, còn ngải cứu tươi trong khoảng từ 9g đến 15g là tốt nhất. Mỗi tuần người bệnh chỉ nên dùng 2 lần, không nên vượt quá liều lượng quy định. Đặc biệt, những người bị bệnh tiêu hóa không nên sử dụng bằng cách uống trực tiếp.
Nếu người bệnh dùng liều cao sẽ gặp một số tác dụng phụ là đau bụng, buồn nôn, khát khô, lợm giọng,...
Vì các bộ phận của ngải cứu đều chứa lượng tinh dầu khá lớn nên chứa độc tính cao. Nếu bạn sử dụng vượt quá ngưỡng quy định thì gan không kịp loại bỏ các chất độc, dễ dẫn đến viêm gan.
Người bệnh không nên lạm dụng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm, nhất là uống trực tiếp vì sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến các hiện tượng co giật tứ chi, ảo giác,...
Khi chườm nóng, người bệnh phải chú ý điều chỉnh nhiệt độ để tránh làm bỏng da hoặc gây dị ứng trên da.
Duy trì sử dụng theo liều lượng quy định, kết hợp với đó, người bệnh ăn uống và sinh hoạt điều độ, tập thêm các bài tập hỗ trợ cho người thoát vị đĩa đệm.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn chữa thoát vị đĩa đệm bằng quả đu đủ ngay tại nhà