Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng hiệu quả
Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 5 13/06/2024
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống thoát ra và chèn ép vào rễ thần kinh. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, tê bì vùng thắt lưng và thậm chí yếu liệt ở tứ chi, nhất là khi vận động mạnh. Điều trị thoát vị đĩa đệm gặp rất nhiều khó khăn, gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và tốn kém nhiều chi phí. Một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau từ lâu đời là chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng.
1. Tác dụng của cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm
Xương rồng là cây thân thảo, còn được dân ta gọi là cây bá vương tiêm, xương rồng ông hoặc là hóa ương lặc. Xương rồng thường mọc ở sa mạc, vậy nên thân cây mọng nước, lá tiêu biến thành gai, chiều cao từ 1 đến 3 mét. Tại Việt Nam cũng có nhiều vùng trồng xương rồng để trang trí, tạo thành tường rào hoặc làm thuốc. Tuy nhiên, dù có hơn 1300 loại xương rồng nhưng loại dùng để làm thuốc được thì lại không nhiều.
Tác dụng của cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm
Theo Đông y, cây xương rồng có tính hàn, vị đắng, tiêu viêm, giảm đau, phần nhựa gây bỏng và có độc. Do đó, cây xương rồng được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian để chữa các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh thoát vị đĩa đệm. Các bộ phận trên cây đều có công dụng riêng như:
Lá cây: Ở môi trường có đủ nước, xương rồng vẫn mọc lá như các loại cây khác, nhưng diện tích lá không lớn. Lá cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sử dụng trong các trường hợp bị mụn nhọt hoặc đinh sang.
Nhựa cây: Nhựa xương rồng có thể gây bỏng nếu dùng bất cẩn, nhưng lại có dụng tả hạ, trục thủy. Nhựa cây dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh thấp khớp, xơ gan, nấm ngoài da hoặc mụn cóc.
Thân cây: Thân cây có tác dụng trừ viêm, tiêu thũng, sử dụng để hỗ trợ các bệnh lý viêm da và đau lưng.
Trong Tây y, xương rồng chứa lượng lớn các hoạt chất friedelan-3a-ol, acid citric, tartaric, fumaric, epifriedelanol, taraxerol,... Vậy nên từ lâu, chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng được ứng dụng bởi nhiều bác sĩ và bài thuốc.
2. 03 bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc, sử dụng xương rồng hỗ trợ người bệnh cải thiện các triệu chứng đau nhức, tê bì ở lưng. Vì xương rồng dễ kiếm, dễ trồng nên được dùng trong nhiều bài thuốc, nhất là chườm nóng.
2.1. Chườm nóng xương rồng ba cạnh với muối hạt
Chườm nóng xương rồng ba cạnh với muối hạt giảm đau nhức cơ bắp, khớp xương, hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp và giảm sưng tấy hiệu quả. Kết hợp muối hạt vào sẽ làm cho tinh dầu xương rồng càng dễ thấm vào trong da hơn, cách làm như sau:
Rửa sạch xương rồng ba cạnh, loại bỏ gai và cắt thành từng khúc nhỏ.
Ngâm xương rồng trong nước muối loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn rồi đập dập xương rồng, trộn với muối hạt.
Cho cả xương rồng đã đập dập với muối hạt lên chảo nóng để sao, đến khi xương rồng hơi cháy cạnh thì tắt bếp.
Cho hỗn hợp xương rồng muối vào túi vải sạch, chườm nóng hỗn hợp lên vị trí đau nhức trong khoảng 15-20 phút. Mỗi ngày, bạn thực hiện chườm nóng như này 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chườm nóng xương rồng ba cạnh với muối hạt
2.2. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng gai sắc với nước
Khi sắc với nước, dưỡng chất trong xương rồng sẽ trực tiếp đi vào cơ thể nên hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, bạn phải sơ chế cẩn thận để loại bỏ độc tố và những chất gây hại, tránh hấp thụ vào cơ thể.
Gọt bỏ gai của cây xương rồng ba chia (hay chính là xương rồng gai) rồi thái thành sợi nhỏ 2 đến 3cm.
Đem xương rồng đi phơi khô từ 1 đến 2 nắng, rồi cho vào chảo nóng sao vàng.
Cho sợi xương rồng đã sao vàng vào trong một túi vải sạch, hạ thổ xuống đất đến khi nguội hoàn toàn.
Dùng 100g xương rồng sắc với 300ml nước trên bếp lửa nhỏ cho đến khi còn lại khoảng 100ml nước thì dừng lại.
Uống trước khi ngủ liên tục trong 10 đến 15 ngày, sau đó nghỉ khoảng 1 tháng rồi lại tiếp tục.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cành xương rồng non để luộc rồi ăn trực tiếp. Lưu ý là trước khi luộc, bạn phải ngâm trong nước muối 30 phút để loại bỏ vi khuẩn và độc tố của xương rồng.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng gai sắc với nước
2.3. Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng tai thỏ
Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng tai thỏ, đại bi và dây tơ hồng là bài thuốc dân gian được lưu truyền qua nhiều đời. Bài thuốc đã được nhiều người chứng thực có tác dụng giảm đau, tiêu sưng và giảm tê bì chân tay hiệu quả.
Dùng khoảng 3 nhánh bánh tẻ của cây xương rồng tai thỏ, loại bỏ hết gai của xương rồng. Đại bi và dây tơ hồng mỗi loại sử dụng 50g.
Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên với nước muối loãng rồi để cho táo hết nước.
Cho tất cả các nguyên liệu trên vào chảo nóng, sao vàng rồi đổ hỗn hợp vào một túi khô sạch sẽ.
Chườm nóng trên vùng đau nhức trong 20 đến 30 phút, duy trì liên tục trong vòng 15 ngày để thấy hiệu quả.
Ngoài ra, xương rồng tai thỏ cũng được sao chung với gừng và muối hạt, rồi chườm nóng vào vị trí đau tương tự như cách trên. Tuy nhiên, xương rồng trong bài thuốc này phải được xay nhuyễn, gừng phải đập dập mới tốt.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng tai thỏ
Đọc thêm: Chữa tràn dịch khớp gối bằng lá lốt: Đơn giản nhưng hiệu quả cao
3. Lưu ý khi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng
Mặc dù dân gian và Đông y cho rằng cây xương rồng giúp giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm, nhưng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ. Ngoài ra, các bài thuốc trên cũng tương tự các bài thuốc Đông y, có hiệu quả từ từ nên cần tính kiên trì. Người bệnh cũng cần phải lưu ý thêm một số vấn đề:
Cách trị thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng tuy hiệu quả nhưng không thể thay thế hoàn toàn thuốc điều trị và cũng không trị được tận gốc. Vậy nên, người bệnh vẫn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và lên phác đồ điều trị.
Nhựa cây xương rồng có thể gây kích ứng da, dẫn đến ngứa, rát, sưng đỏ,... Do đó, trong quá trình sơ chế bạn phải cẩn thận, tốt nhất là nên đeo thêm găng tay bảo hộ.
Bạn cần rửa sạch cây kỹ lưỡng trước khi sử dụng và tránh để gai xương rồng đâm vào tay khi sơ chế.
Chỉ có một số loại xương rồng mới sử dụng được trong các bài thuốc. Vậy nên, bạn phải lựa chọn đúng loại, chọn cây được trồng tại các khu vực an toàn, không hóa chất hay thuốc trừ sâu.
Những người cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng là phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em và những người mắc bệnh viêm mũi, hen suyễn.
Nên thử độ ấm trước khi chườm nóng để không gây bỏng.
Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, không vận động mạnh để bệnh tiến triển tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm: Một số bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả và an toàn