Sỏi thận: Dấu hiệu, nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị.
Nguyễn Bá Hào
Th 2 11/03/2024
Sỏi thận là một căn bệnh đường tiết niệu với tỉ lệ mắc rất cao, thường gặp ở lứa tuổi từ 30 – 60, nam giới mắc nhiều hơn nữ vì có cấu tạo đường tiết niệu phức tạp hơn tạo điều kiện lắng đọng hình thành sỏi dễ hơn, sỏi thận ban đầu không đáng lo ngại và không có biểu hiện cụ thể, tuy nhiên nếu không điều trị sớm sẽ gây viêm và ảnh hưởng tới sức khoẻ người bệnh. Điều trị sỏi thận bằng y học cổ truyền vẫn là lựa chọn tối ưu vì chi phí rẻ, an toàn, và giảm thiểu nguy cơ tái phát.
1. Sỏi thận là gì?
- Sỏi thận là sự lắng đọng các chất vô cơ tạo thành các khối tinh thể rắn tại thận, niệu quản, bàng quang. Tuỳ từng vị trí loại chất vô cơ mà chúng có tên gọi tương ứng, kích thước và hình thái của sỏi không giống nhau có thể lên tới vài cm
2. Dấu hiệu sỏi thận?
- Các dấu hiệu nhận biết sỏi thận trên lâm sàng đều là biến chứng của viên sỏi đã hình thành gây kích thích thành niêm mạc điểm bám do quá trình di chuyển vị trí mà tạo nên hoặc do siêu âm, chụp Xquang,..phát hiện tình cờ khi khám sức khoẻ hoặc khám một bệnh lý khác.
3. Yếu tố nguy cơ hình thành sỏi thận là ?
- Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và hàm lượng chất vô cơ lắng đọng tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi.
4. Lý do bị sỏi thận là ?
- Chế độ ăn uống: Ăn mặn, nhiều dầu mỡ, uống không đủ nước, chế độ nhịn ăn không khoa học.
- Lối sống sinh hoạt: Nhịn tiểu thường xuyên, làm việc trong môi trường ô nhiễm, Ngủ không đủ giấc hoặc mất ngủ kéo dài,…
- Sử dụng thuốc tuỳ tiện: Lạm dụng kháng sinh, các thuốc có tác hại đến chức năng thận dùng không được kiểm soát.
5. Sỏi thận sắp ra có triệu chứng gì?
- Vị trí đau sỏi thận: đau lưng, đau vùng mạn sườn, cơn đau quặn thận.
- Bế tắc đường tiêu: Tiểu ra máu, đau khi đi tiểu, tiểu dắt, tiểu són, ứ nước, giãn niệu quản, đài bể thận.
- Cảm giác ớn lạnh, nôn, buồn nôn, có thể có sốt do viêm nhiễm đường tiết niệu.
6. Phân loại sỏi thận như thế nào?
- Theo vị trí: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo.
- Theo chất vô cơ: Sỏi calci, sỏi phosphat, sỏi urat, sỏi cystine.
7. Điều trị sỏi thận theo y học cổ truyền có hiệu quả không?
- Câu trả lời là " Có "
- Theo y học cổ truyền sỏi thận thuộc chứng “thạch lâm” nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết vùng hạ tiêu hình thành nên, dựa theo triệu chứng lâm sàng bệnh được phân thành 5 loại: Nhiệt lâm, thạch lâm, huyết lâm, cao lâm, lao lâm.
- Pháp điều trị: Thanh nhiệt lợi niệu, bài thạch, chỉ thống.
- Y học cổ truyền chú trọng điều trị tận gốc, tuỳ từng chứng bệnh cụ thể mà sẽ có những bài thuốc được gia giảm các vị tương ứng đem lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh.
- Nếu các bạn nhận ra một trong các dấu hiệu ở trên hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế có uy tín để thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ.
8. Cách phòng tái mắc sỏi thận hiệu quả.
- Uống đủ nước, thường xuyên vận động.
- Cách kiểm tra đã uống đủ nước chưa theo cách đơn giản sau: Nước tiểu có mầu trắng trong là đủ, nước tiểu màu vàng phải kiểm tra lại lượng nước đã uống.
- Công thức lượng nước đưa vào cơ thể một người bình thường như sau:
SLNU cần = Cân nặng X 0.04 L
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ.