Liệt dây thân kinh số 7

Nguyễn Trường Thi
Th 7 26/02/2022

LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 NGOẠI BIÊN 

               Liệt dây thần kinh số 7 (hay còn gọi là liệt bell) là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng. Đây là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nặng nề và để lại di chứng nếu không được điều trị đúng cách.

 

Bệnh xảy ra khi dây thần kinh số 7 bị chèn ép và gây sưng viêm. Hãy cùng tìm hiểu những triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

 

TRIỆU CHỨNG KHI BỊ LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7

Biểu hiện của căn bệnh này khá rõ ràng, rất dễ để người bệnh phát hiện. Các triệu chứng xảy ra đột ngột với các dấu hiệu:

-Mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng méo sang một bên, uống nước bị trào ra ngoài.

-Liệt cơ khép vòng mi khiến mắt phía bên mặt bị liệt không nhắm kín được.

-Một vài trường hợp cảm thấy bị tê liệt đột ngột, yếu hẳn một bên mặt.

-Người bệnh khó cử động, khó cười nói, đau trong tai, nhức đầu.

-Mất vị giác, nước mắt, tăng lượng nước bọt trong miệng khi nói chuyện hoặc ăn uống.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7

-Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm lạnh đột ngột, nhiễm virut, cảm cúm,… làm ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên.

-Một vài trường hợp khác là do các chấn thương vùng mặt, ở sọ vùng thái dương, xương chũm, viêm tai mũi họng,…

-Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm lạnh.

-Nhiễm lạnh đột ngột có thể gây viêm dây thần kinh số 7. Khi bạn để cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột đặc biệt là nhiễm lạnh vùng mặt đột ngột sẽ gây co thắt, sưng phù, chèn ép dây thần kinh số 7. Điều này giải thích vì sao khi trời lạnh chúng ta nên rửa mặt bằng nước ấm mà không nên rửa mặt trực tiếp bằng nước lạnh, vì khi rửa mặt trực tiếp bằng nước lạnh khi ở nhiệt độ thấp sẽ dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh đột ngột dẫn đến liệt mặt. Hoặc do chủ quan khi ra ngoài trời mùa đông tập thể dục sáng sớm, thường xuyên mặc quần áo mỏng không đủ ấm đối hay gặp ở người trên trung niên từ 35-55 tuổi, người già trên 55 tuổi. Sáng sớm mùa đông thường là thời gian thời tiết khá lạnh từ 22h hôm trước đến 8h sáng ngày hôm sau, nên trẻ em và người già không nên ra ngoài vào thời điểm đó vì nếu không được giữ ấm đầy đủ có thể gây nên các bệnh lý về viêm thần kinh đặc biệt là liệt dây thần kinh số 7 ( hay còn gọi là liệt bell)  

 

CẦN PHÂN BIỆT LIỆT 7 NGOẠI BIÊN VÀ TAI BIẾN MẠCH MẠCH MÁU NÃO

             Một số người lầm tưởng liệt 7 ngoai biên là tai biến mạch máu não và tự đi mua thuốc điều trị thế nhưng tự ý đi mua thuốc điều trị như vậy sẽ gây tiền mất tật mang và không đem lại hiệu quả. Sau đây sẽ là một số dấu hiệu điển hình của tai biến mạch máo não mà chúng tôi nêu sau đây sẽ giúp độc giả hiểu và phân biệt để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra:

1. Dấu hiệu ở mặt: Quan sát khuôn mặt người bệnh có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi, má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.

2. Dấu hiệu ở tay, chân: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác ngay cả trong những sinh hoạt đơn giản hàng ngày. Chân tay cảm giác nặng trĩu, đi lại khó khăn, động tác nhấc chân lên rất khó hoặc không thực hiện được, nhiều trường hợp vấp ngã hoặc đứng không vững.

3. Dấu hiệu qua giọng nói: Người bị tai biến mạch máu não có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được, nói không rõ ràng, phải gắng hết sức khi nói nhưng cũng khó diễn đạt được điều muốn nói.

4. Dấu hiệu qua nhận thức: Biểu hiện rối loạn trí nhớ rõ rệt, không nhận thức được mọi việc, tai bị ù đi không nghe được rõ.

5. Dấu hiệu ở thần kinh: Người bệnh cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.

6. Dấu hiệu thị lực: Mắt mờ một bên hoặc cả hai bên, vì người thân xung quanh không nhận biết được dấu hiệu này nên hỏi rõ bệnh nhân, nếu có tình trạng này nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.

7. Dấu hiệu đau: Ngoài đau đầu dữ dội người bệnh còn có biểu hiện đau thắt ngực, tim đập nhanh, cảm giác rất khó chịu.

 

ĐIỀU TRỊ

       Với tình trạng liệt dây thần kinh số 7, các bác sĩ điều trị sẽ điều trị với Phương Pháp Dùng Thuốc Và Không Dung Thuốc Theo Y Học Cổ Truyền để mang lại hiệu quả cao và toàn diện cho bệnh nhân. Tùy trường hợp nặng hay nhẹ, tùy theo diễn biến của bệnh liệt 7 ngoại biên mà chúng tôi sẽ có hướng điều trị khác nhau.

 

       Hy vọng với bài viết này, độc giả sẽ có thêm góc nhìn đối với đối với bệnh liệt 7 ngoại biên. Trong bài viết sắp tới chúng tôi-Phòng Chẩn Trị Y Học Cổ Truyền Bảo Đại Đường sẽ mang tới cho quý độc giả thêm nhiều góc nhìn mới về y học để gửi đến quý độc giả. Nếu bạn có bất kì vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. 

 

       Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 084.22.11.348. Tải app Đạt Đại Đường để tích điểm và nhận nhiều ưu đãi, theo dõi đơn hàng tiện lợi hơn!   

                                                                                                                Đông y Đạt Đại Đường

 

 

 

Viết bình luận của bạn