Dị cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị.
Nguyễn Bá Hào
Th 6 23/08/2024
Dị cảm là tình trạng cảm giác lạ thường, không bình thường xuất hiện trên da mà không có nguyên nhân rõ ràng từ bên ngoài. Các biểu hiện của dị cảm có thể bao gồm cảm giác ngứa ran, châm chích, nóng bỏng, tê bì hoặc cảm giác "kiến bò" trên da.
- Nguyên Nhân.
1.1. Nguyên nhân bệnh dị cảm theo y học hiện đại.
- Tổn thương thần kinh có thể do: Chấn thương, phẫu thuật, hoặc bệnh lý thần kinh như bệnh tiểu đường.
- Các bệnh lý cột sống và đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, thoái hóa cột sống có thể chèn ép dây thần kinh, gây ra dị cảm.
- Thiếu hụt vitamin: Thiếu vitamin B12, vitamin D có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và gây ra các triệu chứng dị cảm.
- Các bệnh lý mạn tính khác: Các bệnh tự miễn như bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa cơ.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh mạn tính có thể gây tổn thương thần kinh.
- Xơ vữa động mạch: Gây hẹp lòng động mạch dẫn đến giảm tưới máu đến các chi, gây dị cảm.
1.2. Nguyên nhân bệnh dị cảm theo y học cổ truyền.
- Khí huyết không lưu thông: Khí huyết ứ trệ do phong, hàn hoặc thấp tà xâm nhập gây cản trở tuần hoàn dẫn đến dị cảm.
- Huyết hư: Huyết hư làm giảm dưỡng chất cung cấp cho các tế bào thần kinh, gây ra dị cảm.
- Thận hư: Công năng tạng thận suy giảm làm khí huyết không được sinh ra đầy đủ gây thiếu máu nuôi dưỡng các chi và cơ quan dẫn đến tình trạng tê bì, đặc biệt là ở các chi.
- Tỳ vị yếu: Tỳ vị không vận hành tốt dẫn đến việc dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ đến cơ thể.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh dị cảm.
- Cảm giác tê bì: Tê hoặc mất cảm giác thường xuất hiện trên các chi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở các phần khác của cơ thể.
- Cảm giác ngứa ran: Cảm giác như bị châm kim hoặc ngứa ran dưới da.
- Cảm giác nóng bỏng hoặc lạnh lẽo: Cảm thấy như bị đốt cháy hoặc lạnh cắt không nguyên nhân.
- Cảm giác "kiến bò": Cảm giác như có côn trùng bò trên da.
3. Cách điều trị bệnh dị cảm.
3.1. Điều trị bệnh dị cảm theo y học hiện đại (YHHĐ)
3.1.1. Điều trị nguyên nhân cơ bản:
- Điều trị các bệnh lý gây ra dị cảm như bệnh tiểu đường, thiếu vitamin, các bệnh tự miễn.
3.1.2. Điều chỉnh lối sống:
- Ăn uống cân bằng dinh dưỡng, tránh các tư thế gây chèn ép dây thần kinh, tập thể dục đều đặn.
3.1.3. Sử dụng thuốc:
- Thuốc giảm đau thần kinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giãn cơ.
3.1.4. Phẫu thuật:
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
3.1.5. Vật lý trị liệu:
- Các bài tập vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện triệu chứng và tăng cường chức năng của các chi.
3.2. Điều trị bệnh dị cảm theo y học cổ truyền (YHCT)
3.2.1. Châm cứu và bấm huyệt:
- Châm cứu và bấm huyệt tại các huyệt trọng điểm như Hợp cốc, Khúc trì, Tam âm giao, Huyết hải, Đại chùy,... giúp lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn.
3.2.2. Các bài thuốc y học cổ truyền:
- Bài thuốc bổ khí huyết:
- Thành phần: Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Hương phụ, Ngưu tất, Cam thảo, Táo nhân.
- Công dụng: Bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu.
- Bài thuốc tán hàn:
- Thành phần: Ma hoàng, Quế chi, Phụ tử, Bạch truật.
- Công dụng: Tán hàn, thông kinh lạc, giúp lưu thông khí huyết.
3.2.3. Xoa bóp:
- Xoa bóp và bấm huyệt vùng bị dị cảm giúp kích thích lưu thông khí huyết và giảm triệu chứng.
4. Chế độ dinh dưỡng.
4.1. Tăng cường vitamin và khoáng chất
- Vitamin B:
- Vitamin B1 (Thiamine): Các thực phẩm chứa vitamin B1 như gạo lứt, thịt lợn, hạt hướng dương giúp duy trì chức năng của hệ thần kinh.
- Vitamin B6 (Pyridoxine): Khoai tây, cá hồi, quả óc chó giúp tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh.
- Vitamin B12 (Cobalamin): Ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa để tăng cường sản xuất myelin (bao bọc sợi thần kinh).
- Vitamin D:
- Thực phẩm giàu vitamin D: Cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng, nấm và sữa. Vitamin D giúp hấp thu canxi, hỗ trợ chức năng thần kinh.
- Magie:
- Thực phẩm chứa magie: Hạt hạnh nhân, hạt chia, rau cải bó xôi. Magie giúp thư giãn cơ bắp và hỗ trợ hệ thần kinh.
- Omega-3:
- Dầu cá, dầu hạt lanh: Giúp giảm viêm nhiễm và cải thiện chức năng thần kinh.
4.2. Thực phẩm chống oxy hóa
- Các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào thần kinh khỏi tổn thương do gốc tự do như:
- Vitamin C: Trái cây họ cam quýt, dâu tây, kiwi, ớt chuông giúp bảo vệ và duy trì sức khỏe các dây thần kinh.
- Vitamin E: Các loại hạt, dầu thực vật giúp ngăn ngừa tổn thương màng tế bào do gốc tự do.
4.3. Thực phẩm giàu protein
- Protein là cơ bản của các enzym và chất dẫn truyền thần kinh.
- Thịt gia cầm, cá, đậu nành, đậu xanh: Cung cấp amino acid cần thiết để duy trì chức năng thần kinh và cơ bắp.
5. Cách phòng bệnh dị cảm.
- Lối sống lành mạnh:
- Lối sống năng động: Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện tuần hoàn máu, khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý để duy trì và nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay và chân sạch sẽ, đặc biệt đối với những người có công việc phải tiếp xúc nhiều với đất, nước bẩn hoặc hóa chất.
- Tư thế đúng: Tránh ngồi hoặc đứng tại một vị trí quá lâu, thường xuyên thay đổi tư thế để tránh áp lực lên dây thần kinh.
- Tránh chấn thương: Cẩn thận khi vận động để tránh các chấn thương có thể gây tổn thương dây thần kinh.
- Quản lý các bệnh lý liên quan:
- Kiểm soát bệnh tiểu đường: Quản lý đường huyết ổn định để ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh do biến chứng của tiểu đường.
- Điều trị các bệnh lý mãn tính: Chăm sóc y tế kịp thời và điều trị đúng liệu pháp cho các bệnh lý có thể gây dị cảm như bệnh thoát vị đĩa đệm, viêm đa cơ, bệnh xơ cơ cứng.
- Giảm tiếp xúc với chất độc hại:
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: Tránh tiếp xúc với hoá chất gây hại, như dung môi, kim loại nặng.
- Tránh khói thuốc: Không hút thuốc lá và tránh môi trường có khói thuốc lá, vì nicotine có thể làm cản trở tuần hoàn máu.
=> Phòng bệnh dị cảm và chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm triệu chứng dị cảm. Bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát các bệnh lý liên quan và thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Việc thăm khám bác sĩ định kỳ và tuân thủ chế độ điều trị cũng là yếu tố quan trọng để quản lý và điều trị bệnh hiệu quả.
Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Bảo Đại Đường
Chuyên điều trị Tai mũi họng, cơ xương khớp, vô sinh hiếm muộn và các bệnh mãn tính
Địa chỉ: 148, ngõ 91, Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội