Chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa ở trẻ nhỏ
Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 4 17/07/2024
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở khu vực tai giữa, bệnh lý thường gặp phổ biến ở trẻ em. Nếu không được điều trị kịp thời và triệt để, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến khả năng nghe và nói, thậm chí là viêm màng não hoặc áp xe não,..v..v.. Bên cạnh việc điều trị tại bệnh viện, người thân cũng nên có biện pháp chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa phù hợp, đặc biệt đối tượng là trẻ nhỏ.
1. Chăm sóc các vấn đề liên quan tới vệ sinh cá nhân cho trẻ
Chăm sóc các vấn đề liên quan tới vệ sinh cá nhân cho trẻ đặc biệt quan trọng đối với quá trình phục hồi bệnh lý viêm tai giữa.
1.1. Tai
Để chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa đúng cách, người nhà nên có biện pháp vệ sinh cá nhân hợp lý đặc biệt ở vùng tai của trẻ. Khi trẻ bị chảy mủ từ tai, cha mẹ cần làm sạch tai cho bé một cách cẩn thận. Nên dùng bông tăm lau nhẹ nhàng phần ngoài của tai, tránh lau quá sâu vào trong, vì có thể gây tổn thương. Tuyệt đối không được dùng bông nút kín tai để ngăn dịch mủ chảy ra, mà nên để mủ thoát ra ngoài một cách tự nhiên.
Vệ sinh tai nhẹ nhàng bằng tăm bông để không gây đau hoặc khó chịu cho trẻ
1.2. Mũi
Để phòng ngừa và điều trị viêm tai giữa, cha mẹ nên rửa mũi cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý. Điều này giúp làm sạch mũi, thông thoáng đường hô hấp và ngăn ngừa các tác nhân gây nhiễm trùng lan từ mũi lên tai.
Nếu thời tiết lạnh, cha mẹ nên ngâm nước muối ấm trước khi nhỏ vào mũi trẻ. Điều này sẽ tránh cho trẻ bị cảm lạnh do tiếp xúc với dung dịch có nhiệt độ thấp. Việc vệ sinh mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị viêm tai giữa ở trẻ em.
1.3. Họng
Để phòng ngừa và điều trị viêm tai giữa, việc vệ sinh họng của trẻ cũng rất quan trọng. Cha mẹ nên thực hiện các thói quen vệ sinh miệng họng hàng ngày cho trẻ, như chải răng, rửa lưỡi và rửa miệng.
Vệ sinh họng bằng nước sạch mỗi ngày cho bé
Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể dùng khăn ướt sạch lau nhẹ bề mặt lưỡi và niêm mạc miệng. Với trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm, điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn, chất nhầy và dịch tiết tích tụ trong miệng họng, ngăn ngừa sự lây lan của các tác nhân gây nhiễm trùng lên tai.
Khám phá thêm: Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai giữa theo đúng chỉ dẫn bác sĩ
2. Chăm sóc chế độ ăn cho trẻ
Để chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa là trẻ nhỏ tốt nhất phụ huynh cần có chế độ ăn hợp lý. Khi trẻ bị viêm tai giữa, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục. Cha mẹ nên cung cấp cho trẻ những thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và có kết cấu mềm mại, điều này sẽ không gây khó chịu cho trẻ trong khi ăn. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý về những loại đồ ăn kiêng khi bị viêm tai giữa để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng.
Chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa là trẻ nhỏ bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn linh hoạt, theo nhu cầu của trẻ. Thức ăn có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì một số lượng lớn trong từng bữa. Việc bổ sung các loại nước trái cây tươi cũng giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi vẫn hoàn toàn bú mẹ, cha mẹ nên tăng số lần bú lên để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này. Việc chăm sóc dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ mau chóng hồi phục sức khỏe và giảm các triệu chứng khó chịu khi bị viêm tai giữa.
3. Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa là trẻ nhỏ ngoài việc tuân thủ việc dùng thuốc uống hoặc thuốc nhỏ tai theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cần chú ý theo dõi sát tình trạng sức khỏe của trẻ khi chưa hạ sốt. Điều này rất quan trọng, vì để trẻ sốt cao kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ co giật, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ.
Tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ
Khi trẻ chỉ bị sốt nhẹ, cha mẹ nên áp dụng một số biện pháp như: chườm ấm giúp hạ nhiệt độ cơ thể, mặc quần áo mỏng, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Đồng thời có thể sử dụng thêm thuốc hạ sốt, nhưng cần theo liều lượng chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng.
Cần lưu ý, cha mẹ không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ định, vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Nếu trẻ có các dấu hiệu như: đau tai không giảm, quấy khóc nhiều, nôn nhiều lần, sốt cao không đáp ứng với thuốc hạ sốt, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời.
Bệnh lý viêm tai giữa xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy ở giai đoạn đầu bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng đòi hỏi cần có phương pháp chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa hợp lý để không biến chứng bệnh nặng hơn. Hy vọng Bảo Đại Đường đã đem tới cho độc giả những thông tin bổ ích trong bài viết trên.Có thể bạn quan tâm: 7 cách trị viêm tai giữa tại nhà hiệu quả và tiết kiệm chi phí