7 cách trị viêm tai giữa tại nhà hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 5 11/07/2024
Viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến với nhiều triệu chứng khó chịu như đau tai, chảy dịch, ù tai, giảm thính lực,... Thông thường, viêm tai giữa có thể tự khỏi sau 24 - 48 giờ nhưng chỉ đối với những người có hệ miễn dịch tốt. Đa số các trường hợp viêm tai phải được chẩn đoán điều trị y khoa, nhưng hiện tại bạn có thể tự thực hiện được các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa tại nhà. Trong bài viết dưới đây, Bảo Đại Đường sẽ giới thiệu đến bạn đọc chi tiết những phương pháp an toàn và tiết kiệm chi phí.
1. Xông hơi bằng thảo dược
Xông hơi bằng thảo dược áp dụng cho các trường hợp có triệu chứng chảy mủ, chảy dịch ở tai do màng nhĩ có khả năng bị rách. Hơi nóng từ thảo dược sẽ tác động trực tiếp từ bên trong phần bị thương của tai, ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng và vi khuẩn. Ngoài ra, trị viêm tai giữa tại nhà bằng xông hơi còn giảm bớt các triệu chứng đau nhức, giúp người bệnh an thần, giảm bớt khó chịu khi nghỉ ngơi.
Xông hơi bằng thảo dược là cách trị viêm tai giữa tại nhà
Chuẩn bị nguyên liệu
Các loại dược liệu: Thổ phục linh, Huyền sâm, Bồ công anh, Bạch chỉ, Kim ngân hoa, Hạ khô thảo và Hoàng cầm.
Vật dụng: Khăn tắm hoặc khăn giấy, chậu nhỏ để đựng dược liệu.
Cách thực hiện
Bạn dùng tăm bông, nhúng nước muối sinh lý rồi vệ sinh tai sạch sẽ trước khi thực hiện. Sau khi vệ sinh tai bằng nước muối, bạn dùng tiếp oxy già để làm sạch vùng ngoài tai.
Bạn cho hết thảo dược trên vào chậu (Hoặc đun sôi trên bếp trước rồi mới đổ vào chậu).
Bạn nằm nghiêng trên đệm, đặt chậu thảo dược dưới đất rồi cho hơi thông qua khe hở lên tai. Ở dưới cổ, bạn đệm thêm lớp khăn nằm cho dễ chịu hoặc nằm trên gối đầu.
Bạn nằm nghiêng để cho khí bốc lên khoảng 10 phút, sau đó dùng tăm bông vệ sinh lại cho khô ráo.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thảo dược khô, cuộn vào giấy như hình dạng của điếu thuốc. Sau đó, bạn nằm nghiêng, đặt đầu nhỏ của điếu thuốc trên tai, đầu trên cuộn thảo dược thì đốt cháy. Hơi nóng sẽ đi xuống vào trong tai, nhưng tránh bỏng thì bẹn nên lót thêm khăn hoặc giấy ngay phía trên tai.
Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ khi sử dụng phương pháp này, bạn nên để bé ngủ rồi mới thực hiện.
2. Thổi sáp ong
Thỏi sáp ong là cách điều trị viêm tai giữa tại nhà hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em. Nhưng đối với phương pháp đưa khói vào tai, các mẹ, người bệnh cần lưu ý phải mua sáp ong chuẩn từ nguồn uy tín mới được sử dụng.
Lấy sáp ong vắt bỏ mật rồi đun trên bếp củi cho tan ra.
Trong lúc sáp vẫn còn ở dạng lỏng, bạn dùng nước sáp phết lên tờ giấy thật mỏng cho khô lại.
Bạn chuẩn bị thêm một cái ấm uống trà, đốt 2 đến 3 tờ giấy được phết sáp ong, sau đó thả vào trong ấm. Cuối cùng, bạn chỉnh cho vòi ấm hướng về phía tai cho khí chảy về tai.
Thổi sáp ong vào tai để trị viêm tai giữa tại nhà
Đọc thêm: 9 Loại đồ ăn nên kiêng khi bị viêm tai giữa
3. Nhỏ tai với rau diếp cá
Rau diếp cá có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm nên có thể ứng dụng thành cách trị viêm tai giữa tại nhà. Rau diếp cá chứa hợp chất decanoyl-acetaldehyd ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm viêm và sưng tấy.
Rửa sạch rau diếp cá với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn, đất và vi khuẩn khi mua về.
Giã nát rau diếp cá hoặc xay nhuyễn bằng máy xay rồi lọc lấy nước cốt rau diếp cá qua rây hoặc khăn sạch.
Bạn nhỏ 2 - 3 giọt nước rau diếp cá vào tai bị viêm 2 - 3 lần mỗi ngày hoặc dùng tăm bông, chấm nước rau diếp cá bôi lên tai.
4. Sử dụng cây sống đời
Cây sống đời còn được nhiều người vùng quê biết đến với tên gọi là lá bỏng, trong chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau, ngoài ra còn có thể sát khuẩn và tăng cường miễn dịch.
Rửa sạch 5 - 7 lá sống đời thật kỹ bằng nước muối hoặc ngâm trực tiếp trong nước muối loãng trong 5 phút.
Để ráo nước rồi giã nát, lọc lấy nước cốt của lá sống đời.
Trước khi nhỏ, bạn dùng nước muối sinh lý kết hợp với oxy già để vệ sinh sạch sẽ trong tai trước.
Bạn nằm nghiêng trên gối ở tư thế thoải mái, để phần tai bị viêm ở bên trên. Sau đó, bạn nhỏ khoảng 2 - 3 giọt sống đời vào bên trong, nằm thư giãn vài phút với tư thế ban đầu để thuốc đi vào sâu vùng bị bệnh.
Mỗi ngày, bạn nhỏ nước sống đời 3 lần, tốt nhất là nhỏ trước khi đi ngủ trong vòng 1 tuần.
Cây sống đời có tác dụng trị viêm tai giữa tại nhà hiệu quả
5. Dùng bột phèn chua và ngũ bội tử
Với cách trị bệnh viêm tai giữa tại nhà với phèn chua, bạn cần kết hợp thêm cả bột ngũ bội tử. Ngũ bội tử là loại thảo dược được dùng nhiều trong Đông y, còn có tên gọi khác là bầu bí, có vị chua, tính bình.
Cho phèn chua và ngũ bội tử vào chảo, rang trên lửa nhỏ cho đến khi phèn chua tan chảy và quyện với ngũ bội tử.
Tắt bếp, bạn để nguội rồi tán thành bột mịn, bảo quản trong hộp kín sử dụng khi cần.
Trước khi thực hiện, bạn cũng làm tương tự như các cách trên, đó là vệ sinh tai sạch sẽ.
Lấy một ít bột ra, cuộn vào giấy thành dạng như điếu thuốc, sau đó đặt một đầu vào tai và thổi nhẹ để bột đi vào trong tai.
Thực hiện 1 - 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 3 - 5 ngày để thấy hiệu quả của phương pháp này.
6. Lá mơ
Lá mơ lông tại Việt Nam còn được gọi là lá mơ tam thể, một loại rau gia vị quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Ngoài ra, lá mơ còn được dân gian sử dụng làm thuốc, đặc biệt có thể trị viêm tai giữa tại nhà cho cả trẻ em và người lớn.
Lấy 3 - 4 lá mơ lông tươi, rửa sạch và để ráo nước, tốt nhất bạn nên rửa và ngâm với nước muối loãng để làm sạch hiệu quả.
Sau khi đợi lá khô ráo nước, bạn hơ trên lửa nhỏ cho mép lá quăn lại. Sau đó bạn vò nát lá mơ và cuộn thành hình trụ.
Nhét lá mơ vào tai bị viêm trong khoảng 15 - 20 phút, nên thực hiện ngày 2 lần trước khi đi ngủ.
Dùng lá mơ vò nát nhét vào tai để trị viêm tai giữa
7. Chữa viêm tai giữa tại nhà bằng rau kinh giới
Rau kinh giới còn gọi là húng lủi, một loại rau gia vị nêm nếm món ăn. Ngoài ra, kinh giới còn chứa nhiều tinh dầu và hợp chất có tính kháng viêm, giảm đau và sát trùng như: Eugenol, Methyl eugenol và Thymol.
Bạn chuẩn bị: Kinh giới, Cam thảo, Xương bồ, Ngân hoa, Liên kiều, Xuyên chí mỗi loại 20g.
Đun các nguyên liệu trên sau khi đã rửa sạch với 500ml nước lọc trong 10-15 phút.
Để nguội, lọc lấy nước và uống 2 - 3 lần mỗi ngày.
8. Những lưu ý cần nắm rõ khi chữa viêm tai giữa tại nhà
Điều trị viêm tai giữa an toàn, bạn cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và phác đồ điều trị đưa ra. Những phương pháp kể trên chỉ là cách hỗ trợ để giảm bớt triệu chứng khó chịu và giúp bệnh mau khỏi. Ngoài ra, trước khi thực hiện thì bạn nên hỏi bác sĩ, nhất là khi thực hiện với trẻ em. Mặc dù viêm tai giữa là bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời rất dễ gây biến chứng khôn lường. Vì vậy mà bạn không nên chủ quan khi chẳng may gặp phải căn bệnh này.
Những lưu ý cần nắm rõ khi chữa viêm tai giữa tại nhà
Khi sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để chữa viêm tai giữa tại nhà, bạn cần đảm bảo rửa sạch nguyên liệu, khử trùng và không bị hư hỏng. Nếu mà người bệnh có dị ứng với bất cứ loại thảo dược nào thì không nên cố sử dụng phương pháp đó.
Qua bài viết trên, bạn đọc đã được tìm hiểu những cách trị viêm tai giữa tại nhà hiệu quả. Nếu bạn muốn thăm khám trước, hãy liên hệ với bác sĩ Bảo Đại Đường qua số 0842311348 để được tư vấn và đặt lịch hoặc bạn có thể lịch khám trực tiếp tại đây.