Trượt đốt sống thắt lưng: Yếu tố nguy cơ, điều trị và cách phòng tránh.
Nguyễn Bá Hào
Th 4 25/09/2024
Trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng đốt sống trên trượt ra khỏi đốt sống bên dưới theo hướng ra trước hoặc ra sau khiến cho bệnh nhân đau căng cứng cơ vùng thắt lưng. Tình trạng bệnh này tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Qua bài viết sau sẽ giúp chúng ta hiểu rõ về bệnh trượt đốt sống thắt lưng. Các phương pháp điều trị và phòng ngừa để giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
1. Nguyên nhân gây bệnh.
-Tổn thương cơ học: Các chấn thương từ tai nạn, thể thao có thể gây ra trượt đốt sống.
- Trượt đốt sống do thoái hóa: Sự thoái hóa của đĩa đệm và các khớp xương do tuổi tác có thể dẫn đến trượt đốt sống.
- Dị tật bẩm sinh: Một số người sinh ra đã có cấu trúc xương sống bất thường, làm tăng nguy cơ trượt đốt sống.
- Các bệnh lý khác: Bệnh lý như loãng xương hoặc bệnh viêm khớp cũng có thể làm tăng nguy cơ trượt đốt sống.
- Trượt đốt sống do sau phẫu thuật.
2. Các yếu tố nguy cơ.
- Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn do đĩa đệm bị thoái hóa.
- Hoạt động thể chất nặng: Vận động viên thể thao như cử tạ, bóng đá, hoặc vật lý có nguy cơ cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Có thể có yếu tố di truyền liên quan đến trượt đốt sống.
3. Triệu chứng lâm sàng.
- Đau: Đau nhiều vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động, đứng lâu, cúi ngửa.
- Co cứng cơ vùng thắt lưng, thay đổi dáng đi ở tư thế chống đau, hay đi khom lưng. Khó khăn trong việc di chuyển: Đặc biệt là khi cúi người hoặc nâng vật nặng.
- Bệnh nhân có dấu hiệu cong vẹo cột sống
- Cảm giác tê bì hoặc yếu cơ: Có thể xảy ra ở chân nếu có chèn ép dây thần kinh.
4. Triệu chứng cận lâm sàng.
- Chụp X-quang: Phát hiện sự trượt của đốt sống.
- MRI hoặc CT scan: Để đánh giá mức độ chèn ép thần kinh và tình trạng của các mô mềm xung quanh, đánh giá được mức độ trượt và các tổn thương của eo, mấu khớp, các tổ chức xơ xẹo, hẹp lỗ ghép,..
5. Chẩn đoán.
- Chẩn đoán xác định: Dựa vào hình ảnh chụp X-quang, MRI hoặc CT scan.
- Chẩn đoán giai đoạn bệnh: Dựa vào mức độ trượt, ảnh hưởng đến chức năng và được chia thành 5 độ xác định bằng tỉ lệ dựa trên phim X.Quang tư thế nghiêng như sau:
- Độ 1: Trượt 0 – 25% thân đốt sống.
- Độ 2: Trượt 26 – 50% thân đốt sống.
- Độ 3: Trượt 51 – 75% thân đốt sống.
- Độ 4: Trượt 76 – 100% thân đốt sống.
- Độ 5: Trượt hoàn toàn
- Chẩn đoán phân biệt: Phân biệt với các bệnh lý khác như đau thần kinh tọa, hẹp ống sống, hoặc các bệnh lý khác của cột sống.
6. Cách điều trị.
6.1. Điều trị nội khoa.
- Bao gồm nghỉ ngơi, hạn chế các hoạt động gây đau, các động tác vận động đột ngột.
- Sử dụng thuốc: Giảm đau, chống viêm, giãn cơ, bổ thần kinh, liệu pháp corticoid.
- Vật lý trị liệu để cải thiện sức mạnh và độ linh hoạt của cơ lưng: Kéo giãn cột sống, chiếu đèn,..
- Dùng thuốc thảo dược.
- Dược liệu: Các vị thuốc thường được sử dụng bao gồm độc hoạt, phòng phong, thổ phục linh, đương quy, đỗ trọng, quế chi. Những vị thuốc này giúp khu phong, trừ thấp, hoạt huyết và giảm đau.
- Cách dùng: Các vị thuốc có thể được sắc uống hoặc dùng để ngâm rượu, tùy theo chỉ định của thầy thuốc YHCT.
- Châm cứu và bấm huyệt.
- Châm cứu: Điều trị bằng cách châm kim vào các huyệt đạo trên cơ thể để cải thiện lưu thông khí huyết và giảm đau.
- Bấm huyệt: Kích thích các huyệt đạo trên cơ thể bằng tay hoặc dụng cụ để giảm đau, giãn cơ và thúc đẩy sự cân bằng của khí huyết.
- Cố định ngoài bằng mặc áo cố định, hướng dẫn tập vận động.
- Giảm cân: Với những người thừa cân béo phì là phương pháp hữu hiệu trong việc giảm mức độ tăng nặng của trượt đốt sống.
6.2. Phẫu thuật.
- Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc khi điều trị bảo tồn từ 6-12 tháng mà không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Phẫu thuật có thể được chỉ định để ổn định cột sống:
- Giải phóng chèn ép thần kinh.
- Cố định làm vững cột sống.
7. Cách phòng bệnh.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm áp lực lên cột sống.
- Tập thể dục đều đặn: Tăng cường sức mạnh cơ và độ linh hoạt.
- Tránh các hoạt động có nguy cơ cao: Như nâng vật nặng không đúng cách hoặc các môn thể thao gây chấn thương cột sống.
- Sử dụng đúng kỹ thuật khi vận động: Để tránh gây tổn thương cho cột sống.
- Đeo đai cố định lưng khi có dấu hiệu bị trượt cột sống để hạn chế thêm tổn thương.
Trong Y học cổ truyền, trượt đốt sống thắt lưng thường được điều trị bằng các phương pháp không dùng thuốc kết hợp với dùng thuốc từ thảo dược thiên nhiên nhằm cải thiện lưu thông khí huyết, giảm đau và tăng cường sức khỏe của xương khớp một cách an toàn, tránh các biến chứng hay tác dụng phụ.
Để đặt lịch khám và được tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ với đội ngũ Bác sĩ, Chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi.
Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Bảo Đại Đường
Chuyên điều trị Tai mũi họng, cơ xương khớp, vô sinh hiếm muộn và các bệnh mãn tính
Địa chỉ: 148, ngõ 91, Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội