THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NHỮNG DẠNG NÀO VÀ CÁC DẠNG NÀO XẢY RA PHỔ BIẾN NHẤT?

Nguyễn Bá Hào
Th 2 19/02/2024

Thoát vị đĩa đệm hiện nay là một bệnh thường gặp ngay cả ở những người trẻ, đây là một căn bệnh gây nên nhiều điều phiền phức với sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.


1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng chèn ép dây rễ thần kinh điển hình.

 

2. Nguyên nhân chủ yếu của thoát vị đĩa đệm là gì?

  • Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như tuổi tác ,giới tính, di truyền, lao động quá sức, các bệnh lý liên quan… 
  • Tuy nhiên có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm mà bạn hoàn toàn có thể ý thức phòng tránh được là:
    • Hoạt động quá sức vùng cột sống: Mang vác vật nặng, tập quá sức, gây áp lực quá tải lên vùng cột sống...
    • Bệnh lý liên quan đến cột sống: Thoái hoá cột sống, chấn thương vùng cột sống...

3. Những đối tượng nào dễ mắc phải bệnh?

  • Nhân viên văn phòng, người lao động nặng, người già
  • Người có tiền sử các bệnh lý về cột sống
  • Người có tiền sử gia đình mắc thoát vị đĩa đệm

4. Thoát vị đĩa đệm có những dạng nào và dạng nào xảy ra phổ biến nhất?

  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống ngực
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng
  • Thoát vị đĩa đệm đa tầng

Trong đó thoát vị đĩa đệm đột sống cổ và thoát vị đĩa đệm đột sống lưng là hai dạng thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất.

5. Dạng thoát vị đĩa đệm nào là nguy hiểm nhất?

Thoát vị đĩa đệm đa tầng là mức độ nghiêm trọng nhất, nó ảnh hưởng nhiều đến chức năng cột sống và sinh hoạt của bệnh nhân. Do có 2 đến 3 hoặc nhiều hơn các đĩa đệm cùng bị tổn thương, rách và lệch khỏi cột sống.

6. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý như đa phần các bệnh về xương khớp khác không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc áp dụng các phương pháp điều trị như dùng thuốc, sử dụng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật chỉ có tính chất phục hồi chức năng cho bệnh nhân, giảm đau và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Do vậy bệnh có thể xảy ra lại bất cứ lúc nào, bạn cần tuyệt đối cảnh giác và tuân thủ lời khuyên của chuyên gia.

7. Triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Các triệu chứng biểu hiện của thoát vị đĩa đệm sẽ phụ thuộc vào vị trí bị thoát vị và liệu đĩa đệm có chèn ép lên dây thần kinh hay không, chèn ép ít hay nhiều,... Song, nhìn chung, khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh đều có các triệu chứng sau: Đau mỏi vùng cột sống tương ứng với vị trí bị thoát vị, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, đau nhức lan từ cột sống lan ra ở chân hoặc tay kèm tê bì hoặc ngứa râm ran, cơ yếu, mất chức năng, ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm hay nâng hạ đồ vật, giảm tầm vận động cột sống, cơn đau tăng lên khi vận động, nghỉ ngơi cơn đau có giảm,...

Trường hợp nặng có thể có: Teo cơ, lệch trục cột sống, nguy cơ bị liệt, rối loạn chức năng bài tiết hoặc tiêu hóa, mất kiểm soát trong đại tiểu tiện

8. Làm sao để chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm?

Các bác sĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh nhân, các nghiệm pháp đánh giá dây dễ thần kinh và các xét nghiệm cận lâm sàng ( chụp X.quang cột sống, chụp MRI, điện cơ ...) để đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh và tiên lượng điều trị cho bệnh nhân.

9. Chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào?

  • Điều trị bảo tồn: Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ đến trung bình và chưa có chèn ép nghiêm trọng ở dây thần kinh, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng nội khoa để bảo tồn cấu trúc của cột sống. Nếu đáp ứng tốt, các triệu chứng bệnh có thể thuyên giảm sau 1 – 2 tháng. 
  • Các phương pháp điều trị bảo tồn:
    • Điều trị dùng thuốc: Nhóm thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ, vitamin nhóm B, các bài thuốc y học cổ truyền, thuỷ châm...
    • Điều trị không dùng thuốc: Xoa bóp bấm huyệt, điện châm, cứu ngải, kéo giãn cột sống, tác động cột sống, tập dưỡng sinh...
  • Can thiệp ngoại khoa: Đã điều trị nội khoa khoảng 6 tuần nhưng không có kết quả, Đĩa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh ở mức độ nghiêm trọng.

10. Biến chứng phổ biến của bệnh là gì?

Biến chứng phổ biến nhất của thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời là: 

  • Liệt cơ chi dưới
  • Rối loạn đại tiểu tiện
  • Biến dạng cong vẹo cột sống do sụt lún đốt sống

11. Tôi có thể làm gì để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm?

  • Đến các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín
  • Sử dụng thuốc đều đặn và theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Tập các bài vật lí trị liệu tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng phục hồi chức năng.

12. Các môn thể thao phù hợp và không phù với bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

  • Phù hợp: Bơi lội, Đạp xe, Tập xà đơn, Yoga, Đi bộ
  • Không phù hợp: Gym, bóng đá, bóng rổ, các môn có động tác vặn người nhiều ( cầu lông, tennis ), chạy bộ…

13. Cách phòng tránh thoát vị đĩa đệm như nào?

  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ, tăng cường sự dẻo dai cho xương khóp
  • Duy trì chỉ số cân nặng ở múc hợp lý
  • Không mang, khuân vác đồ vật quá nặng
  • Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung  canxi, vitamin D, không dùng chất kích thích, hạn chế bia rượu
  • Kiểm tra sức khoẻ định kỳ 06 tháng/ lần hoặc đến  ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng bất thường như đau tê vùng mông, đùi, chân, đi tiểu khó, tay chân đột ngột yếu đi....

 


Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Bảo Đại Đường

Chuyên điều trị Tai mũi họng, cơ xương khớp, vô sinh hiếm muộn và các bệnh mãn tính

  • Địa chỉ: 148, ngõ 91, Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội

  •  

 
Viết bình luận của bạn