Đau thần kinh toạ
Nguyễn Mạnh Tường
Th 4 22/12/2021
Đau thần kinh tọa là hội chứng thần kinh đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh. Căn nguyên của bệnh thường là do thoát vị đĩa đệm. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hay cấp tính và tăng dần khi người bệnh gắng sức, thay đổi tư thế hoặc ho, hắt hơi.
1. Đau thần kinh toạ là gì?
Đau thần kinh tọa là cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của các cơn đau có thể khác nhau.
Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc đau âm ỉ, tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi. Thông thường, đau thần kinh toạ chỉ ảnh hưởng đến 1 bên của cơ thể. Ngoài ra người bệnh có thể kèm theo cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vự bị đau.
Theo y học cổ truyền (YHCT) đau thần kinh toạ được mô tả trong phạm vi chứng tý của YHCT và có bệnh danh là: Yêu cước thống, tọa cốt phong.
2. Nguyên nhân gây đau thần kinh toạ
Nguyên nhân đau thần kinh toạ rất phong phú trong đó thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chính gây nên đau thần kinh toạ (Chiếm 80% các trường hợp đau thần kinh toạ). Theo đó, khi đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, dây thần kinh tọa sẽ bị chèn ép dẫn tới cảm giác đau buốt. Điều này cũng xảy ra tương tự với những người bị gai cột sống hoặc có khối u hoặc nang nằm trên cột sống. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: nhiếm trùng, do lạnh, thoái hoá cột sống, khối u....
3. Triệu chứng đau thần kinh toạ
Dấu hiệu đặc biệt nhất của đau thần kinh tọa là cơn đau tỏa ra từ lưng dưới vào lưng hoặc bên cạnh hoặc chân. Cơn đau có thể rất khác nhau, từ đau nhẹ đến đau nhói, hoặc đau dữ dội. Đôi khi người bệnh có thể cảm thấy như một cú điện giật. Hoặc có thể tồi tệ hơn khi ho hoặc hắt hơi, hoặc ngồi lâu cũng có thể làm cho triệu chứng của bệnh càng trở nên nặng hơn.
Một số trường hợp khác có thể bị tê, ngứa ra hoặc yếu cơ ở chân và bàn chân. Hoặc có thể bị đau một phần ở chân và tê ở một số bộ phận khác của cơ thể.
Đau thần kinh tọa nhẹ thường sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu triệu chứng đau ngày càng tăng lên và kéo dài hơn một tuần hoặc cơn đau ngày càng nghiêm trọng và tồi tệ cần phải được khám bởi bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp. Những trường hợp cần phải được chăm sóc bởi bác sĩ và các dịch vụ y tế khi bị đau đột ngột, dữ dội ở lưng hoặc chân và tê hoặc yếu ở chân. Hoặc cơn đau sau chấn thương như tai nạn giao thông, hoặc gặp khó khăn trong việc kiểm soát ruột và bàng quang.
4. Các yêu tố làm tăng nguy cơ đau thần kinh toạ
- Tuổi tác: Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa ở độ tuổi từ 30 đến 50.
- Trọng lượng: Tăng cân có thể gây áp lực lên cột sống của bạn, điều này có nghĩa là bạn dễ bị đau thần kinh toạ khi mang thai hoặc bị thừa cân béo phì.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh này có thể gây tổn thương thần kinh, từ đó gây ra đau thần kinh tọa.
- Tính chất công việc khiến bạn phải khiêng nhấc vật nặng thường xuyên hoặc ngồi lâu ở một tư thế cũng có thể làm tổn thương đĩa đệm và gây ra đau thần kinh tọa.
Tại Phòng khám đông y Đạt Đại Đường bệnh nhân được điều trị bằng thuốc đông y lành tính cho kết quả bền vững, hạn chế sử dụng kháng sinh và các điều trị ngoại khoa
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE 084.22.11.348. Tải app Đạt Đại Đường để tích điểm và nhận nhiều ưu đãi, theo dõi đơn hàng tiện lợi hơn!
Đông y Đạt Đại Đường