Bệnh Cholesteatoma: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 4 17/07/2024

Bệnh Cholesteatoma là một căn bệnh không hiếm gặp, chúng hình thành và phát triển ở trong tai giữa. Các biến chứng của bệnh thường rất nặng nề và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh nếu không được can thiệp kịp thời, đúng cách. Các bạn hãy xem ngay nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh Cholesteatoma đúng cách theo chia sẻ từ bác sĩ Bảo Đại Đường để có những phương án can thiệp hiệu quả nhất.

1. Tổng quan về bệnh Cholesteatoma

Cholesteatoma là một bệnh lý xảy ra ở tai giữa, trong đó có sự phát triển bất thường của các tế bào da bên trong tai giữa và xung quanh màng nhĩ. Bệnh này không dẫn đến ung thư (Vì không chứa mô mỡ hay cholesterol), nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì Cholesteatoma có thể gây ra các tổn thương tai nghiêm trọng. Theo thời gian, khối Cholesteatoma trở nên lớn dần và phá hủy các cấu trúc xương mỏng manh bên trong và xung quanh tai giữa.

benh-cholesteatoma-Bao-Dai-Duong-7

Tìm hiểu tổng quan về bệnh Cholesteatoma

Theo giải phẫu y học hiện đại, Cholesteatoma chính là hiện tượng u nang biểu mô tai giữa. Khi bạn mắc bệnh, trong tai xuất hiện tổn thương dạng u nang chứa đầy tế bào da chết và keratin, thường gặp nhất ở tai giữa và xương chũm. Vậy nên ban đầu mới mắc bệnh, người bệnh khó thấy biểu hiện đặc trưng của bệnh, thường mãi sau này khi bệnh đã nặng mới phát hiện.

Xem thêm: Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối: An toàn và Hiệu quả

2. Nguyên nhân gây ra bệnh Cholesteatoma

Cholesteatoma tai là một khối màu trắng như bã đậu, mềm, chúng phát triển ở vùng tai giữa của người bệnh. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Cholesteatoma như sau:

2.1. Bẩm sinh

Một vài người ngay từ lúc sinh ra đã có những mẩu da nhỏ bị mắc kẹt bên trong tai giữa. Theo thời gian, chúng phát triển to dần lên và tạo thành các khối Cholesteatoma. Các trường hợp như này đều được gọi là bệnh Cholesteatoma bẩm sinh, đã được hai nhà nghiên cứu Teed & Micheals khẳng định. 

Khối Cholesteatoma bẩm sinh được cấu tạo gồm 2 phần: phần khuôn là biểu mô vảy bị sừng hóa, phía bên ngoài được bọc bởi một lớp đệm bằng mô xơ mỏng. Phần lõi của chúng có màu trắng đục, chứa các mảnh Keratin. Bệnh Cholesteatoma do bẩm sinh không di truyền từ cha mẹ sang con, cũng không phải loại bệnh lây truyền cấp tính.

2.2. Rối loạn chức năng vòi nhĩ 

Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh Cholesteatoma là rối loạn chức năng Eustache (hay còn gọi là vòi nhĩ). Vòi Eustache là một chiếc ống nhỏ nối tai giữa với vòm mũi họng, có nhiệm vụ thông khí cho bộ phận tai giữa. Khi vòi Eustache không hoạt động như bình thường, áp lực âm trong tai giữa tăng lên, làm màng nhĩ bị co lại, kéo vào trong phía hòm nhĩ. Túi co lõm này dần dần tích tụ các tế bào da chết và ráy tai, tạo ra khối Cholesteatoma.

benh-cholesteatoma-Bao-Dai-Duong-3

Vị trí vòi nhĩ rối loạn chức năng gây bệnh Cholesteatoma

Các loại bệnh lý thường gặp như viêm mũi dị ứng, nhiễm trùng hô hấp trên, viêm xoang, nhiễm trùng tai giữa thường xuyên,... có thể gây ra rối loạn chức năng vòi Eustache, làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh Cholesteatoma. Vậy nên, đặc biệt những trường hợp mắc các bệnh về viêm mũi, viêm xoang cũng rất dễ gặp tình trạng này (Vì vòi tai thông với mũi).

2.3. Bị thủng màng nhĩ 

Khi màng nhĩ bị thủng, các tế bào da từ ống tai ngoài có thể xâm nhập vào tai giữa. Những tế bào da này không thể tự thoát ra ngoài mà tích tụ lại, hình thành một khối Cholesteatoma. Thủng màng nhĩ thường đi kèm với triệu chứng rối loạn chức năng của vòi Eustache, làm giảm việc thông khí ở tai giữa, dẫn đến hình thành bệnh Cholesteatoma như phần 2.2 ở trên.

Ngoài ra, thủng màng nhĩ khiến tai dễ bị nhiễm trùng hơn vì đã mở ra một “cánh cửa” thông trực tiếp với bên ngoài. Nhiễm trùng tái phát làm viêm nhiễm và phá hủy các cấu trúc trong tai giữa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh Cholesteatoma.

3. Biểu hiện của bệnh Cholesteatoma theo từng giai đoạn 

Nếu anh chị hoặc người thân có bất kỳ biểu hiện nào dưới đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Việc chẩn đoán và điều trị sớm vừa giúp giảm chi phí điều trị, vừa giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn của viêm tai Cholesteatoma.

3.1. Giai đoạn đầu: âm thầm, khó phát hiện

Ở giai đoạn đầu tiên, bệnh Cholesteatoma phát triển, hình thành âm thầm và khó phát hiện ngay. Triệu chứng bệnh không rõ ràng hoặc rất nhẹ, khiến người bệnh thường không nhận ra sự hình thành của Cholesteatoma tai giữa. Bệnh nhân có thể cảm thấy các triệu chứng như tai bị ù hoặc nghe kém hơn bình thường, nhưng các triệu chứng này thường dễ bị bỏ qua.

benh-cholesteatoma-Bao-Dai-Duong-4

Triệu chứng giai đoạn đầu âm thầm khó phát hiện

Đôi khi, bạn còn cho rằng đây chỉ là di chứng do đau đầu, ù tai gây nên và không để ý nhiều. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc Cholesteatoma nguyên nhân do thủng màng nhĩ thì sẽ phát hiện sớm hơn, bởi vì ngay giai đoạn đầu thính lực của người bệnh đã giảm sút nghiêm trọng.

3.2. Giai đoạn nhiễm trùng, viêm nhiễm: Đau tai, nhức tai, chảy tai, yếu liệt mặt, chóng mặt

Khi khối Cholesteatoma phát triển đủ lớn, chúng sẽ dần phá huỷ các cấu trúc xương bên trong và xung quanh tai giữa. Bệnh nhân ở giai đoạn này có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau tai và nhức tai: Cảm giác đau nhói hoặc đau liên tục trong tai.

  • Chảy dịch từ tai: Tai có thể tiết ra chất dịch như mủ, có mùi hôi khó chịu.

  • Yếu liệt mặt: Trong một số trường hợp hiếm gặp, Cholesteatoma tai giữa còn ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh tai, gây yếu liệt cơ mặt.

  • Chóng mặt: Bệnh nhân có thể cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng, đầu óc xoay tròn.

Nếu trong giai đoạn này bạn đến thăm khám, những hình ảnh dễ thấy chính là: Ống tai chít hẹp lại, màng nhĩ màu trắng đục, rung giật nhãn cầu mắt. 

3.3. Giai đoạn biến chứng tại não: Sốt, nôn, đau đầu, thay đổi tri giác

Khi khối Cholesteatoma nhiễm trùng lâu ngày sẽ gây ra các biến chứng lên não. Các triệu chứng người bệnh có thể gặp phải trong giai đoạn này như:

  • Sốt cao: Bệnh nhân bị sốt cao, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng lan rộng.

  • Nôn mửa: Triệu chứng này thường đi kèm với đau đầu và sốt.

  • Đau đầu dữ dội: Đau đầu dần trở nên nghiêm trọng và không có dấu hiệu giảm bớt.

  • Thay đổi tri giác: Bệnh nhân có thể trở nên lơ mơ, mất ý thức, lúc nhớ lúc quên.

  • Xuất hiện tình trạng chảy mủ tai: Mủ tai vàng hoặc xám xanh, thậm chí có mùi thối như mùi cóc chết. Trong giai đoạn này, người bệnh nghe kém, soi thấy được lỗ thủng màng nhĩ nhỏ.

  • Nếu nhiễm trùng nặng, người bệnh còn thấy mơ hồ, lú lẫn, yếu liệt thần kinh khu trú.

benh-cholesteatoma-Bao-Dai-Duong-6

Giai đoạn sau nôn nao, đau đầu

4. Biến chứng bệnh Cholesteatoma

Bệnh Cholesteatoma nếu không được thăm khám kịp thời thì người bệnh có khả năng mắc phải các biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng của bệnh Cholesteatoma rất khó để can thiệp hoàn toàn, gây trở ngại không nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.

4.1. Mất thính lực 

Một trong những biến chứng không đáng xảy ra của bệnh Cholesteatoma là mất thính lực. Các khối Cholesteatoma này có khả năng phát triển, ăn mòn và phá hủy các cấu trúc vốn có ở tai giữa. Từ đó dẫn đến giảm khả năng truyền âm thanh vào tai trong, gây mất thính lực từ nhẹ tới nặng. 

Bệnh nhân có thể gặp phải các vấn đề về tai như nghe kém, khó nghe được âm thanh nhỏ, hoặc khó phân biệt được giọng nói của mọi người xung quanh. Đặc biệt, người bệnh bị Cholesteatoma do thủng màng nhĩ khó nghe ngay từ đầu mắc bệnh, để lâu bệnh chuyển nặng thì vết thủng to dần.

4.2. Liệt dây thần kinh số 7

Bệnh Cholesteatoma có thể gây ra biến chứng tại dây thần kinh số 7. Dây thần kinh số 7 có chức năng điều khiển các cơ trơn của mặt như điều khiển biểu cảm khuôn mặt và các hoạt động như nói chuyện, nhai thức ăn. Khi bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 có thể dẫn đến các triệu chứng như: mất khả năng điều khiển cơ mặt, khó khăn trong việc mở miệng, nhai, hay cảm thấy không thoải mái, tự nhiên khi cười.

benh-cholesteatoma-Bao-Dai-Duong-2

Tình trạng liệt dây thần kinh số 7

4.3. Nhiễm trùng 

Bệnh Cholesteatoma có thể gây ra nhiễm trùng tai nhiều lần và nặng nề. Nhiễm trùng có thể lan từ tai giữa sang các cấu trúc xương xung quanh hoặc các mô xung quanh tai. Triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm đau tai cục bộ, sốt cao, đỏ, sưng và nóng rát xung quanh khu vực tai. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm màng não và hình thành tình trạng nặng hơn nữa.

5. Cách điều trị bệnh Cholesteatoma

Phương pháp duy nhất để điều trị bệnh Cholesteatoma là phẫu thuật cắt bỏ khối Cholesteatoma. Để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra nếu khối này phát triển lớn hơn, thì loại bỏ hoàn toàn khối Cholesteatoma là cách hữu hiệu nhất.

5.1. Trước khi phẫu thuật

Bệnh nhân cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để chẩn đoán, xét nghiệm và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh Cholesteatoma. Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tai và phần tai giữa để xác định kích thước, vị trí của khối Cholesteatoma.

benh-cholesteatoma-Bao-Dai-Duong-5

Bác sĩ kiểm tra tai trước phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, tai bệnh nhân cần được làm sạch và loại bỏ mọi dịch tiết có trong ống tai giữa. Quá trình làm sạch nhằm đẩy lùi tối đa nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật.

Nếu có dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng trong tai giữa, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị viêm cấp bằng thuốc kháng sinh. Khi đó sức khỏe tổng quát của bệnh nhân được tăng lên, nhằm giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thành công tốt đẹp.

5.2. Mục tiêu của phẫu thuật

Mục tiêu chính của phẫu thuật là lấy bỏ toàn bộ bệnh tích Cholesteatoma ra khỏi cơ thể người bệnh. Chỉ khi khối Cholesteatoma được lấy ra hoàn toàn thì bệnh này mới được diệt tận gốc, hạn chế nhất khả năng tái lại trong tương lai.

Bước tiếp theo sau khi loại bỏ khối Cholesteatoma là tái tạo các cấu trúc trong tai giữa để thính lực được phục hồi. Đội ngũ bác sĩ sẽ phục hồi các tổn thương do Cholesteatoma gây ra và tái tạo lại các mô, sụn để tai có thể hoạt động bình thường trở lại.

Phẫu thuật cũng nhằm mục đích ngăn ngừa khối Cholesteatoma tái phát bằng cách loại bỏ hoàn toàn các tế bào bệnh. Người bệnh sẽ không phải lo lắng về các biến chứng không đáng có.

Cuối cùng, phẫu thuật cũng nhằm vào việc bảo tồn và cải thiện sức nghe của bệnh nhân. Quá trình can thiệp sẽ tái tạo lại cấu trúc tai giữa và phục hồi chức năng nghe của bệnh nhân, giúp thính giác của bệnh nhân được cải thiện sau khi điều trị.

Đọc thêm: 8 biến chứng viêm tai giữa dễ mắc phải nếu không điều trị sớm

6. Cách chăm sóc người bệnh Cholesteatoma sau khi điều trị

Sau khi điều trị bệnh Cholesteatoma, bệnh nhân sẽ không thể hoàn toàn nghe rõ được âm thanh ngay. Để quá trình hồi phục lại khả năng nghe của tai được tốt nhất, người nhà bệnh nhân cũng cần lưu ý một vài điều như sau.

6.1. Không để nước thấm vào tai khi tắm 

Khi nước thấm vào tai có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Bệnh nhân cần tránh để nước tiếp xúc trực tiếp với tai, đặc biệt khi tắm hoặc khi rửa mặt. Những ngày đầu, bạn chỉ nên dùng nước lau người, hạn chế gội đầu, vệ sinh tai xong cũng phải lau khô cẩn thận.

benh-cholesteatoma-Bao-Dai-Duong-1

Tắm rửa nhẹ nhàng tránh nước ngấm vào tai

6.2. Tránh vận động mạnh 

Hoạt động vận động mạnh có thể gây ra biến chứng không đáng có sau phẫu thuật, làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của tai. Bệnh nhân cần hạn chế các hoạt động vận động mạnh như mang vác vật nặng trên vai, leo núi, đi bơi hay các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương đến vùng đầu và tai.

6.3. Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ 

Để theo dõi quá trình hồi phục của tai xem có bất thường gì không, bệnh nhân cần nghe theo lịch tái khám định kỳ mà bác sĩ chỉ định. Những lần tái khám này sẽ giúp bác sĩ đánh giá kết quả phẫu thuật và điều chỉnh liệu trình điều trị nếu cần thiết.

7. Phòng chống bệnh Cholesteatoma

Bệnh Cholesteatoma gây ra nỗi ám ảnh rất lớn cho bệnh nhân khi mắc phải, không chỉ giảm khả năng nghe mà còn gây đau đớn cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật cắt bỏ u nang. Bởi vậy, bất kỳ ai cũng cần biết cách phòng chống bệnh Cholesteatoma càng sớm càng tốt.

7.1. Điều trị đúng cách và triệt để viêm tai giữa 

Các bệnh lý liên quan đến tai giữa có thể tiến triển thành bệnh Cholesteatoma. Khi anh chị hoặc các cháu nhỏ mắc viêm tai giữa thì nên nhanh chóng điều trị đúng cách, triệt để căn bệnh này.

benh-cholesteatoma-Bao-Dai-Duong-8

Điều trị đúng cách và triệt để viêm tai giữa

7.2. Không sử dụng bài thuốc không rõ nguồn gốc 

Sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn và làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và mua thuốc từ các nhà thuốc uy tín.

7.3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng 

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Khi một cơ thể khỏe mạnh, các nguy cơ dẫn đến viêm tai và bệnh Cholesteatoma được đẩy lùi gần như hoàn toàn.

7.4. Lưu giữ cho tai khô ráo

Để ngăn ngừa sự phát triển của khối Cholesteatoma, bạn cần giữ cho đôi tai luôn khô ráo và sạch sẽ. Độ ẩm trong tai có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và phát triển của các khối u nang.

7.5. Cẩn trọng trong việc vệ sinh tai

Quá trình vệ sinh tai cần được thực hiện cẩn thận và không làm tổn thương đến màng nhĩ. Bất kỳ đối tượng nào đều nên sử dụng các dụng cụ vệ sinh đúng cách, đạt chuẩn và được các chuyên gia khuyên dùng. Hạn chế tối đa việc ngoáy tai bằng tay hay các vật sắc nhọn để tránh gây tổn thương và mở lối cho vi khuẩn xâm nhập.

Bệnh Cholesteatoma là một căn bệnh viêm tai nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng về sau. Khi mắc các bệnh về tai như Cholesteatoma tai giữa, Cholesteatoma ống tai ngoài, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Bệnh nhân có thể liên hệ với Bảo Đại Đường qua số 0842211348 để được các bác sĩ khám và điều trị bệnh Cholesteatoma ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.

Có thể bạn quan tâm: Chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa ở trẻ nhỏ