Điều trị hiệu quả trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc đông y.

Nguyễn Bá Hào
Th 6 11/10/2024

Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Qua bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản dưới góc nhìn của sự kết hợp giữa y học hiện đại với y học cổ truyền và cùng khám phá những bài thuốc, phương pháp điều trị theo y học cổ truyền, nơi sự kết hợp giữa kiến thức cổ xưa và hiểu biết về cơ thể con người để đem lại hiệu quả điều trị bền vững.

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

1.1. Trào ngược dạ dày thực quản theo y học hiện đại.

- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD - Gastroesophageal Reflux Disease) là một tình trạng lâm sàng trong đó dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản với tính chất acid của mình, nó sẽ gây tổn thương viêm kích ứng niêm mạc thực quản với biểu hiện đặc trưng như: Nóng rát vùng cổ họng, nuốt vướng, ợ chua, ho, nấc, nghẹn,..

1.2. Trào ngược dạ dày thực quản theo y học cổ truyền.

- Theo quan điểm y học cổ truyền thì trào ngược dạ dày thực quản tương đồng với chứng vị khí nghịch. Vị khí lấy giáng làm thuận, khi công năng của vị khí bị suy yếu làm mất hòa giáng mà nghịch lên gọi là chứng vị khí thượng nghịch. Dẫn đến chất trọc tích tụ tại vị bị đưa ngược lên vùng hầu họng quá độ mà dẫn đến các chứng ợ hơi, ợ chua, nôn nấc, ngứa, ho, nóng rát vùng cổ họng.

=> Cả hai hệ thống y học đều nhận thức được tác động của bệnh lý này đối với chất lượng cuộc sống của người bệnh và đều có các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm điều trị và quản lý các triệu chứng liên quan đến trào ngược dạ dày thực quản để tránh tình trạng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra.

2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản là gì?

2.1. Theo y học hiện đại.

- Suy yếu của cơ vòng thực quản dưới: Đây là cơ chính ngăn không cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi cơ này không hoạt động hiệu quả, dịch vị dạ dày có thể trào ngược lên, gây ra các triệu chứng của GERD.

- Tăng áp lực trong bụng: Mang thai, béo phì, hoặc mặc quần áo chật có thể tăng áp lực trong bụng, từ đó đẩy dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.

- Chế độ ăn uống và lối sống: Ăn quá nhiều, ăn trước khi đi ngủ, hoặc ăn thực phẩm kích thích như cà phê, rượu, chocolate, và các loại thực phẩm cay có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của GERD.

- Hút thuốc lá: Hút thuốc có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của GERD.

- Tâm lý căng thẳng: Áp lực trong công việc và cuộc sống căng thẳng cũng là yếu tố gây tình trạng trào ngược dạ dày thực quản do yếu tố tâm lý trên làm tăng trương lực co bóp của dạ dày và rối loạn nhu động thực quản, khiến cho cơ thắt thực quản nhạy cảm nên việc giãn mở cơ thường xuyên xảy ra và kéo dài. Dẫn đến hiện tượng dịch vị trào ngược lên thực quản.

2.2. Theo y học cổ truyền.

- Do lối sống không lành mạnh, ăn uống thất điều, ăn quá nhiều đồ cay nóng, chiên xào, rượu bia quá độ hay tình chí rối loạn làm chính khí cơ thể suy giảm, công năng các tạng phủ suy yếu ( tỳ mất kiện vận, vị mất hòa giáng, can mất điều đạt ). Nên dẫn đến chứng vị khí thượng nghịch mà gây ra các biểu hiện bệnh.

3. Dấu hiệu nhận biết của trào ngược dạ dày thực quản là gì?