Bật mí những bài thuốc xông trị viêm mũi dị ứng đơn giản tại nhà

Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 3 02/07/2024

Viêm mũi dị ứng không phải bệnh nan y nhưng cũng không dễ điều trị, mang đến cho người bệnh nhiều bất tiện. Để giúp đường thở thông thoáng hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi hoặc khó thở,... người bệnh đã tìm đến phương pháp xông trị viêm mũi dị ứng. Các loại dược liệu dùng để xông đều an toàn và dễ tìm kiếm tại nhà. Trong bài viết dưới đây, Bảo Đại Đường sẽ cùng bạn tìm hiểu về những cách xông hơi đơn giản nhưng hiệu quả cao.

1. Tác dụng của biện pháp xông chữa viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng viêm vùng niêm mạc do mũi phản ứng với các tác nhân gây dị ứng như bụi nhà, phấn hoa hoặc lông động vật, vật nuôi,... Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện gần giống như cảm lạnh nhưng kéo dài dai dẳng hơn nhiều. Đặc trưng nhất chính là đường thở bị dịch nhầy làm tắc, gây ra hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi và giảm khứu giác.

Hơi nước nóng từ phương pháp xông mũi trị viêm mũi dị ứng làm loãng dịch nhầy đặc bám dính trong khoang mũi. Nhờ đó, cơ thể chúng ta tiết được chất dịch đặc ra khỏi cơ thể đơn giản, giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, tắc nghẽn, đồng thời làm thông thoáng đường thở. Hơi nước ấm cũng giúp cơ thể ấm lên, ngăn ngừa khí lạnh xâm nhập làm bệnh tình nặng hơn.

xong-tri-viem-mui-di-ung-Bao-Dai-Duong-2

Tác dụng của biện pháp xông chữa viêm mũi dị ứng

Ngoài ra, các nguyên liệu xông mũi như gừng, sả, tỏi, trầu không,... có tính kháng viêm, hỗ trợ giảm sưng viêm niêm mạc mũi, làm dịu các triệu chứng hắt hơi, nghẹt và sổ mũi, ngứa hoặc chảy nước mũi. 

Xem ngay: Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng mật ong hiệu quả ngay tại nhà

2. Các bài thuốc xông chữa viêm mũi dị ứng

Các nguyên liệu thường được tận dụng để xông mũi, đảm bảo có hiệu quả và dễ tìm là trầu không, tỏi, lá bạc hà, gừng tươi và sáp ong. 

2.1. Bài thuốc xông mũi bằng lá trầu không

Từ lâu, trầu không đã được biết đến với vô số công dụng quý trong Đông y, được các cụ sử dụng trong nhiều bài thuốc và giúp kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau. Lá trầu có tính ấm và vị cay nồng. Chính những đặc điểm này đã được người xưa áp dụng trong các bài thuốc xông mũi trị viêm mũi dị ứng.

  • Bước 1: Bạn rửa sạch lá trầu với nước muối pha loãng hoặc ngâm khoảng 5 phút, sau đó vò nát lá trầu không. 

  • Bước 2: Cho lá trầu không đã vò nát vào nồi nước 1 lít rồi đun trên bếp cho sôi, có hơi nóng bốc lên thì tắt bếp.

  • Bước 3: Đổ nước ra tô, sau đó bạn dùng khăn to trùm kín đầu, xông mũi trực tiếp cùng hơi nước nóng trong 10 hoặc 15 phút.

  • Bước 4: Sau khi xông xong, bạn xì mũi để loại bỏ hết dịch nhầy chảy ra trong quá trình xông mũi.

Lưu ý: Bạn thực hiện cách xông mũi bằng lá trầu 2 lần mỗi ngày, duy trì đều đặn trong khoảng 7 đến 10 ngày để thấy hiệu quả. 

xong-tri-viem-mui-di-ung-Bao-Dai-Duong-4

Các bài thuốc xông chữa viêm mũi dị ứng từ lá trầu

2.2. Bài thuốc xông mũi bằng tỏi 

Tỏi là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, cũng là một trong những vị thuốc có nhiều công dụng trong Đông y. Tỏi có vị cay nồng, có công dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa một hoạt chất tên Allicin như một chất kháng sinh tự nhiên giúp ngăn chặn vi khuẩn, giảm các triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng gây ra.

  • Bước 1: Bóc vỏ tỏi, đập dập hoặc cắt lát mỏng sau khi rửa sạch.

  • Bước 2: Cho tỏi vào nồi nước để đun sôi hoặc thả tỏi trực tiếp vào nồi nước đã đun sôi. 

  • Bước 3: Bạn dùng khăn tắm trùm kín đầu, xông mũi trực tiếp vào hơi nước nóng trong khoảng 10 - 15 phút.

  • Bước 4: Sau khi xông, người bệnh dùng khăn mềm để lau sạch mặt mũi và các chất dịch thoát ra.

Lưu ý: Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng cách xông viêm mũi dị ứng bằng tỏi 1 lần, tốt nhất là dùng vào buổi tối trước khi lên giường.

xong-tri-viem-mui-di-ung-Bao-Dai-Duong-5

Bài thuốc xông mũi bằng tỏi

Xem ngay: Hướng dẫn sử dụng tỏi chữa viêm mũi dị ứng

2.3. Bài thuốc xông mũi bằng lá bạc hà 

Bạc là là loại cây thảo dược, đồng thời cũng là loại rau ghém khá phổ biến ở Việt Nam. Trồng loại cây này khá dễ, mọc nhanh và tốt, vị cay the, tính ấm dùng mát, tác dụng 3 kinh Phế, Can, Đởm và không có độc. Vậy nên, lá bạc hà khu phong trừ thấp, có đặc tính kháng viêm, kiện tỳ, giải độc hiệu quả. 

Ngoài ra, trong bạc hà còn chứa lượng lớn tinh dầu gồm Rosmarinic chống viêm, Menthol kháng khuẩn mạnh. Vậy nên, bạc hà được dùng như cách xông mũi trị viêm mũi dị ứng được nhiều người đánh giá hiệu quả trong Đông y.

  • Bước 1: Rửa sạch lá bạc hà cùng với nước muối pha loãng (hoặc ngâm) để loại bỏ hết bụi đất và vi khuẩn.

  • Bước 2: Cho lá bạc hà vào nồi nước rồi đun sôi trong vài phút để tinh dầu trong lá tiết ra.

  • Bước 3: Bạn đổ nước ra tô, xông mũi trực tiếp vào hơi nước nóng trong 15 phút rồi xì mũi để loại bỏ hết chất nhầy.

Lưu ý: Mỗi ngày, bạn chỉ nên thực hiện 1 lần và duy trì đều đặn trong 7 đến 10 ngày để thấy hiệu quả.

xong-tri-viem-mui-di-ung-Bao-Dai-Duong-1

Bài thuốc xông mũi bằng lá bạc hà 

2.4. Bài thuốc xông mũi bằng gừng tươi

Gừng tươi từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng như kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau và làm ấm cơ thể hiệu quả. Vì gừng có vị cay nồng, có nhiều hoạt chất kháng viêm và rất dễ tìm mua, vậy nên được dùng để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng, giúp giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

  • Bước 1: Rửa gừng cho hết đất bẩn rồi cạo sạch lớp vỏ bên ngoài để đảm bảo an toàn. Bạn cắt gừng tươi thành từng lát mỏng để chất dinh dưỡng thoát ra dễ hơn.

  • Bước 2: Cho gừng vào nồi nước rồi đun sôi, bạn có thể thêm vào muối hạt hoặc chút xả để làm tăng tác dụng.

  • Bước 3: Đổ nước ra tô rồi trùm kín đầu bằng khăn to, để hơi nóng khắp mặt và mũi trong khoảng 10 đến 15 phút.

Lưu ý: Bạn có thể dùng gừng để xông 2 lần mỗi ngày, duy trì liên tục đến khi thấy triệu chứng bắt đầu giảm dần.

xong-tri-viem-mui-di-ung-Bao-Dai-Duong-3

Bài thuốc xông mũi bằng gừng tươi

2.5. Bài thuốc xông mũi bằng sáp ong

Sáp ong cũng như mật ong, chứa nhiều thành phần có đặc tính kháng khuẩn và nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể.

  • Bước 1: Bạn dùng miếng sáp ong đặt trực tiếp trên bếp củi để nung nóng.

  • Bước 2: Bạn lấy tờ lịch cứng treo tường hoặc tờ giấy to, cuộn thành dạng cái loa đầu to đầu nhỏ. Đầu to bạn đặt trên miếng sáp để lấy hơi nóng bay lên, đầu nhỏ bạn đặt ngay trước mũi.

Lưu ý: Mỗi ngày, bạn nên thực hiện phương pháp dùng sáp ong 1 lần, đặc biệt chỉ dùng bếp củi để không tạo khí độc như than.

3. Lưu ý khi thực hiện các bài thuốc xông mũi trị viêm mũi dị ứng

So với dùng trực tiếp các vị thuốc thì xông mũi càng an toàn, được nhiều bác sĩ khuyến nghị thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp xông tại nhà bạn cũng cần lưu ý thêm:

  • Trước khi xông trực tiếp thì bạn phải rửa sạch hoặc là ngâm nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên thảo dược.

  • Bạn nên làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý trước để tăng hiệu quả, giúp cho hơi nước dễ dàng tác động vào bên trong.

  • Bạn nên giữ khoảng cách vừa phải để tránh bị bỏng do hơi nước nóng. Sau đó, bạn cố gắng hít thở nhẹ nhàng và đều đặn để hơi nước ấm đi vào mũi.

  • Sau khi xông, bạn nên xì mũi để loại bỏ chất nhầy trong mũi chảy ra trong quá trình xông. Bạn nên uống thêm 1 cốc nước để giúp cơ thể thải độc tố và giữ ẩm cho da sau khi tiếp xúc với nước nóng.

  • Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những loại nguyên liệu có mùi hương nồng hoặc dị ứng, tránh cho niêm mạc mũi bị kích ứng. 

Người bệnh cần lưu ý, các phương pháp xông trị viêm mũi dị ứng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể điều trị được bệnh. Vậy nên, bạn hãy đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị đúng phác đồ của bác sĩ để nhanh chóng chữa bệnh tận gốc. Để đặt lịch hẹn tư vấn và thăm khám, hãy liên hệ với Bảo Đại Đường qua số 0842211348 nhé!

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các cây thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Viết bình luận của bạn