Áp dụng vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm

Phòng khám BẢO ĐẠI ĐƯỜNG
Th 3 25/06/2024

Thoát vị đĩa đệm đang dần trở thành "nỗi ám ảnh" của nhiều người, từ người trẻ đến người già, từ giới văn phòng đến những người lao động nặng nhọc. May mắn thay, bên cạnh các phương pháp điều trị truyền thống như thuốc giảm đau, tiêm corticosteroids, phẫu thuật, vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm đã mang đến tia hy vọng cho người bệnh. Trong bài viết dưới đây, Bảo Đại Đường sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về các phương pháp được đánh giá cao và hiệu quả.

1. Các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Khi bị thoát vị đĩa đệm, phần đĩa đệm lồi ra, bao sơ bị rách làm nhân nhầy chèn áp lên dây thần kinh. Các bài tập vật lý chủ yếu hỗ trợ trong tình trạng bệnh tình không quá nặng, giúp người bệnh giảm đau, tê bì và căng cứng ở vùng thắt lưng. Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm chia ra hai loại, đó là dùng máy và dùng tay.

1.1. Phương pháp điều trị bằng máy

Vật lý trị liệu thuộc nhánh phục hồi chức năng, vậy nên các loại máy móc có công dụng chủ yếu là giảm cơn đau, phục hồi và cải thiện chức năng. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một trong các phương pháp sau:

  • Máy kéo giãn cột sống: Máy kéo giãn giúp tăng khoảng cách giữa các đốt sống, giảm áp lực lên đĩa đệm, từ đó làm giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Còn có một loại máy kéo giãn giảm áp có tác động áp lực âm trong lòng đĩa đệm giúp nhân nhầy di chuyển về vị trí bình thường.

  • Điện xung giảm đau: Điện xung là phương pháp điện trị liệu, sử dụng dòng điện kích thích các dây thần kinh, giúp giảm đau, giảm co cơ và cải thiện lưu thông máu. Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp đau cấp tính, xuất hiện các cơn co thắt. 

  • Các loại sóng: Sóng cũng thuộc phương pháp điện trị liệu với các loại sóng ngắn, sóng siêu âm và tia hồng ngoại. Các phương pháp này tăng tuần hoàn máu trong các mô, làm màng tế bào rung lên để thúc đẩy dinh dưỡng cục bộ, có tác dụng giảm đau nhanh chóng.

  • Sáp paraffin trị liệu: Paraffin là phương pháp nhiệt học giúp làm tăng tuần hoàn máu và giảm đau nhanh chóng.

vat-li-tri-lieu-chua-thoat-vi-dia-dem-Bao-Dai-Duong-2

Máy sóng ngắn sử dụng trong vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

1.2. Phương pháp điều trị bằng tay

Các phương pháp phẫu thuật có tỷ lệ rủi ro cao, vậy nên nhiều bác sĩ cũng không khuyến khích người bệnh thực hiện. Thay vào đó, tập luyện và điều trị bằng tay trong phương pháp vật lý trị liệu an toàn, kiên trì thực hiện sẽ mang đến hiệu quả đáng kể. 

  • Di động khớp: Bài tập trị liệu thoát vị đĩa đệm bằng cách di động khớp là bài tập để thích nghi, các động tác đề khá nhẹ nhàng. Người thực hiện sử dụng các động tác có kiểm soát để di chuyển các khớp cột sống theo phạm vi chuyển động bình thường như kéo, gập duỗi,... Khi các khớp bị hạn chế chuyển động, các cơ xung quanh có xu hướng co thắt, gây đau và hạn chế vận động. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh cải thiện khả năng vận động, giảm đau và lưu thông máu tốt hơn.

  • Tách khớp: Khi đĩa đệm bị phình hoặc thoát vị, nhân nhầy thoát ra gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh, gây ra đau đớn và tê bì. Tách khớp giúp tăng khoảng trống giữa các đốt sống, giảm áp lực lên đĩa đệm và dây thần kinh, từ đó giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh. 

  • Di động mô mềm: Các kỹ thuật di động mô mềm thường được thực hiện là day, ấn, xoa bóp,... để làm giảm co thắt cơ, cải thiện lưu thông máu và giảm đau cho người bệnh.

  • Kéo giãn cơ: Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các bài tập kéo giãn nhẹ nhàng để giúp cơ bắp được thả lỏng. 

  • Các bài tập cơ lõi: Các bài tập cơ lõi có tác dụng lớn nhất là cải thiện tư thế, cải thiện tình trạng đau thắt lưng và bệnh thoát vị đĩa đệm. Những bài tập khá phổ biến mà bạn có thể thực hiện là mở rộng chân đơn, cuộn người, gập bụng chéo và tư thế rắn hổ mang.

  • Các bài tập điều chỉnh đường cong sinh lý: Đường cong sinh lý cột sống là những đường cong tự nhiên của cột sống khi nhìn từ một bên, khi đường cong thay đổi sẽ gây ra các bệnh như vẹo cột sống, lõm lưng, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,... Các bài tập yoga, Pilates và thể dục phù hợp, đều đặn sẽ cải thiện tình trạng này.

vat-li-tri-lieu-chua-thoat-vi-dia-dem-Bao-Dai-Duong-3

Phương pháp điều trị bằng tay chữa thoát vị đĩa đệm

2. Mục đích của vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

So với các phương pháp dùng thuốc và phẫu thuật, vật lý trị liệu không có nhiều rủi ro, không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác do độc trong thuốc. 

2.1. Giải phóng chèn ép thần kinh

Khi đĩa đệm bị phình, bao sơ rách khiến dịch nhầy tràn ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh quanh cột sống, gây ra các triệu chứng như đau đớn, tê bì, yếu cơ. Vật lý trị liệu sử dụng các phương pháp như di động khớp, tách khớp, kéo giãn cơ để tạo khoảng trống giữa các đốt sống, giảm áp lực lên đĩa đệm và giải phóng chèn ép thần kinh. 

2.2. Lấy lại đường cong sinh lý

Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến thay đổi đường cong sinh lý tự nhiên của cột sống, gây ra các vấn đề về tư thế và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm tăng cường sức khỏe cột sống và giảm đường cong sinh lý tại vùng thắt lưng, giúp giảm các cơn đau do bệnh.

2.3. Cân bằng hệ cột sống cơ xương

Cột sống bao gồm các đốt sống, cơ bắp, dây chằng và gân hoạt động phối hợp với nhau để duy trì sự ổn định và linh hoạt cho cơ thể. Thoát vị đĩa đệm sẽ làm rối loạn sự cân bằng này, dẫn đến đau nhức và hạn chế khi vận động, khi làm việc. Vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt và độ dẻo dai, cân bằng hệ cột sống cơ xương và giảm nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm.

vat-li-tri-lieu-chua-thoat-vi-dia-dem-Bao-Dai-Duong-1

Cân bằng hệ cột sống cơ xương

2.4. Kích hoạt nhóm cơ ổn định cột sống

Nhóm cơ ổn định cột sống là thành tố giúp cho cơ thể được ổn định và duy trì tư thế. Khi các cơ nhóm này yếu đi do tuổi tác, vận động nặng hoặc nhiều nguyên nhân khác, cột sống dễ bị tổn thương và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Những bài tập thích hợp trong vật lý trị liệu kích hoạt nhóm cơ ổn định cột sống, tăng cường chức năng của cơ bắp và hỗ trợ cột sống di chuyển về vị trí tự nhiên.

2.5. Phòng ngừa tái phát

Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, cải thiện tính linh hoạt và độ dẻo dai cho cơ thể. Ngoài ra, trong quá trình luyện tập, người bệnh sẽ tạo thói quen làm việc, nghỉ ngơi trong tư thế đúng, duy trì sức khỏe cột sống và giảm nguy cơ tái phát thoát vị đĩa đệm trong tương lai.

Trong bài viết trên đây, bạn đọc đã được tìm hiểu về các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm và mục đích khi dùng vật lý trị liệu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, bạn phải đến các cơ sở y tế để thăm khám tình trạng cơ thể và tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn. Để hẹn lịch khám sớm nhất, bạn hãy liên hệ với bác sĩ Bảo Đại Đường qua số 0842211348 nhé!